thời Đinh Tiền Lê nước Đại Cồ Việt đã xây dựng nền kinh tế địa chủ như thế nào ?
2 câu trả lời
Nông nghiệp
Các loại ruộng đất thời Tiền Lê gồm có:
Ruộng tịch (ruộng vua): như Bố Hải Khẩu (Thái Bình), Đỗ Động (Bắc Giang), Đọi Sơn (Hà Nam). Vào đầu xuân vua thực hiện lễ cấy tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, gọi là lễ tịch điền; lần đầu tiên vào năm 987 Lê Đại Hành đã thực hiện việc này[2][3]. Sử sách ghi nhận đó là lễ tịch điền đầu tiên mà một vị vua Việt Nam thân hành đi cày[4]. Triều đình sử dụng người tù tội hoặc nông dân làm nghĩa vụ lao dịch cày cấy, toàn bộ sản lượng thu hoạch về kho của triều đình[5].
Ruộng phân phong: Về chính sách phân phong ruộng đất, nhà Tiền Lê cơ bản kế thừa nhà Đinh. Chế độ phân phong cho các công thần, quan lại chỉ là tạm thời, để hưởng thuế, không trở thành ruộng đất tư hữu và phải trả lại triều đình sau khi được người phong qua đời[6]. Ngoài một số công thần, vua Lê Đại Hành còn ban đất cho các hoàng tử làm thực ấp (tất cả 11 người).
Ruộng chùa: Nhà chùa cũng sở hữu một số đất đai[1].
Ruộng tư: Ruộng đất tư nhân do một số trang trại hình thành từ thời Bắc thuộc được triều đình trung ương cho phép tồn tại, thuộc quyền sở hữu tư nhân và được phép mua bán.
Ngoài ra, nhà Tiền Lê còn khuyến khích dân các nơi khai khẩn đất hoang để lập làng, mở rộng diện tích đất công[1]. Những ruộng đất ở làng xã và ruộng mới hình thành do khai hoang, nhân dân theo tập tục chia ruộng đều cho nhau cày cấy và nộp thuế cho triều đình[5].
Sử sách ghi nhận những thành quả phát triển nông nghiệp thời Tiền Lê, mùa mang tốt vào các năm 987, 989[2][7].
Thủ công nghiệp
Trên cơ sở sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Một số quan xưởng thuộc sở hữu của triều đình được hình thành để sản xuất các vật dụng cho vua quan và đúc tiền, đúc vũ khí.
Đương thời ghi nhận một số công trình dung điện xây dựng như điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cổ giác vàng bạc, làm nơi coi chầu; điện Phong Lưu, điện Tử Hoa, điện Bồng Lai, điện Cực Lạc, lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Bộc, mái lợp ngói bạc[2].
Những nghề sản xuất thủ công nghiệp trong dân gian gồm có kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, làm giấy, đúc đồng, làm vàng bạc, đóng thuyền… với trình độ ngày càng nâng cao[8]
Thương mại
Hệ thống đường sá giao thông đường bộ và đường thủy trong nước được các vua Lê quan tâm khai thông xây dựng. Sử ghi lại những sự kiện khai thông đường sá vào các năm 983, 1003, 1009.
Sử sách không chép rõ về hoạt động thương mại trong nước. Đối tác quan hệ buôn bán ngoại thương chủ yếu của Đại Cồ Việt là Trung Quốc. Hai bên lập ra những nơi giao dịch song phương gọi là Bạc dịch trường đặt trên đường thông lộ biên giới.
Những Bạc dịch trường quan trọng trong thời kỳ này là trại Vĩnh Bình (được Lê Văn Siêu phỏng đoán là chợ Kỳ Lâm hiện nay[9]), tại Sách Nam Giang thuộc trại Cổ Vạn và châu Tô Hậu (Lê Văn Siêu phỏng đoán là châu Thất Khê[9]), trại Hoành Sơn (Na Chàm ở ải Nam Quan[9]). Trại Hoành Sơn tụ tập nhiều nhà buôn từ châu Quảng Nguyên của Đại Cồ Việt và châu Đặc Ma của nước Đại Lý (Vân Nam) và các lái buôn từ Quảng Châu của Tống.
Bạc dịch trường lớn nhất gần biên giới là điểm giao dịch hai nước nằm ở trại Như Hồng, Khâm châu[9].
Các quan chức địa phương biên giới cũng hỗ trợ cho quan hệ buôn bán của các thương gia hai bên. Nếu xảy ra việc kêu ca vì người bán cân thiếu thì phía Đại Cồ Việt lại cử sứ sang Khâm châu để thử lại cân để kiểm tra[10]. Không những thế, chính triều đình nhà Tiền Lê cũng sai người sang giao dịch thẳng với khách buôn người Tống. Hàng bán của Đại Cồ Việt gồm có vàng, bạc, tiền đồng[10].
*Nhà Đinh xây dựng đất nước : ( 968 - 980 )
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế -Đinh Tiên Hoàng-, đặt tên hước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, đặt niên hiệu là Thái Bình,cho đúc tiền riêng, phong tước cho các con, và quan hệ bình thường với nhà Tống.
- Cử các tướng thân cận nắm chức vụ chủ chốt.
- Dựng cung điện, đúc tiền , xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.
(Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, chứng tỏ độc lập hoàn toàn là 1 nước lớn mạnh, tự hào ngang hàng với Nhà Tống, không là nước phụ thuộc)
*Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê ( 981 – 1009 )
* Sự thành lập nhà Lê :
- Đinh Tiên Hoàng bị giết chết (979).
- Vua Đinh Toàn mới 6 tuổi.
- Nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, nên Thái Hậu Dương Vân Nga đưa Lê Hoàn lên ngôi vua năm 981 để chỉ huy kháng chiến (Thái hậu Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn là đúng, biết hy sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ dân tộc)
- Lê Hoàn lên ngôi vua-Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc ( gọi là Tiền Lê )
- Vua nắm mọi quyền hành về quân sư và dân sự .
- Giúp vua có quan Thái Sư, Đại sư ; bộ máy quan lại gồm ban văn, võ ,tăng .
- Con vua được phong vương nắm giữ vùng biên giới .(đây là chế độ quân chủ tập trung còn sơ sài)
- Cả nước chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu,
* Quân đội: gồm 10 đạo , 2 bộ phận :
+Quân Điện Tiền(Cấm quân ): bảo vệ nhà Vua và kinh thành.
+Quân địa phương đóng tại các lộ , thay phiên nhau luyện tập và sản xuất.
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước trung ương thời Tiền Lê
Cho nhận xét về bộ máy nhà nước ? So sánh với nhà Đinh ?( chế độ quân chủ tập trung , còn sơ sài , hòan thiện hơn nhà Đinh : vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có Thái sư, Đại sư , dưới là quan văn , võ, tăng …)
Lược đồ kháng chiến chống Tống năm 981
*Nông nghiệp phát triển. Nông dân đưộc làng xã chia ruộng đất công để cày cấy, họ phải đi lính, nộp thuế, lao dịch . Nhà nước chú ý đến thủy lợi , khai hoang, trồng dâu, nuôi tằm. Để khuyến nông , nhà vua làm lễ cày ruộng. Năm 987-989 được mùa .
*Nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng , rèn sắt, làm giấy, dệt vải ,làm đồ gốm phát triển. Tại kinh đô Hoa Lư, lập 1 số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo, đúc vũ khí, dúc tiền ,may áo mũ cho vua.Kinh đô được xây dựng thêm, các chùa phát triển.
*Thương nghiệp: Đào sông, đắp đường, thống nhất tiền tệ ( dùng tiền đồng ). Trung tâm buôn bán , chợ làng phát triển. Buôn bán trong nước và với người nước ngoài phát triển , nhất là biên giới Việt Trung.
Nguyên nhân kinh tế thời Đinh Tiền Lê có bước phát triển : do đất nước đã giành độc lập, thợ giỏi không bị bắt sang Trung Quốc , nhân dân chăm chỉ, có kinh nghiệm lao động. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ, nông nghiệp, thủ công nghiệp bước đầu phát triển.
*Đời sống xã hội và văn hóa: Xã hội có 3 tầng lớp
Tầng lớp thống trị gồm vua ,quan, nhà sư.
Tầng lớp bị trị gồm nông dân ,thợ thủ công, người buôn bán và một ít địa chủ
Tầng lớp nô tỳ.
Sự phân biệt trong xã hội chưa sâu sắc mặc dầu đã chia thành tầng lớp thống trị và bị trị.
Làng xã vẫn là nơi sinh hoạt chính và là đơn vị hành chánh chủ yếu. Cuộc sống đơn giản bình dị.
*Giáo dục chưa phát triển, đạo Phật được truyền bá rộng, các nhà sư giỏi chữ Hán nên được coi trọng. Văn hóa dân gian như ca hát , nhảy múa, đua thuyền, đấu vật , hát chèo. Nhiều chùa như chùa Nhất Trụ , chùa Tháp. Xã hội văn hóa thời Đinh -Tiền Lê so với trước là bước tiến quan trọng, đạo Phật phát triển , các lễ hội phát hu