thiết kế phương án phòng và thoát hiểm khi ngộ độc khí CO khi đốt than
2 câu trả lời
Không để xe hơi hoặc xe máy nổ máy trong gara, trong nhà; ngay cả khi mở cửa.
- Không đặt máy phát điện trong nhà, hay ở gầm sàn nhà.
- Không được đốt than, củi trong nhà, trong lều, trong xe đóng kín cửa.
Không dùng khí đốt, lò nướng hoặc máy sấy để sưởi ấm.
- Không bao giờ sử dụng thiết bị đốt khí gas không có thông hơi trong phòng kín hoặc trong phòng ngủ. Trong trường hợp ngạt khí do hỏa hoạn, nạn nhân cần tìm khăn ướt ấp ngay vào mũi để bảo vệ đường hô hấp trong khi tự tìm cách thoát ra hoặc chờ người đến cứu.
thiếu máu lên não, tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hệ hô hấp và dẫn đến tử vong.
Thoát hiểm khi ngộ độc khí CO khi đốt than
- Mở hết tất cả các cửa (nếu là phòng kín), tìm cách đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh, nên để nạn nhân nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí. Hà hơi, thổi ngạt nếu nạn nhân thở yếu hoặc có dấu hiệu ngừng thở.
- Nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời hồi sức, hỗ trợ hô hấp, chống co giật, hôn mê, đề phòng tụt huyết áp…
- Chú ý người cấp cứu nạn nhân phải chú ý đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, tránh bị trúng độc khí khi tham gia cứu nạn.
- Nếu nạn nhân bị ngất, ngưng tim, ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo tại chỗ, gọi 115, hoặc dịch vụ cấp cứu chuyên nghiệp. Hoặc nhờ tổng đài y tế hướng dẫn sơ cấp cứu, và sớm đưa nạn nhân tới bệnh viện.
Xin ctlhn. Chúc bạn học tốt!!!
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Để tránh ngộ độc khí thì không nên đốt than trong phòng kín, tốt nhất không nên đốt than trong nhà, thay vào đó nên dùng các loại túi sưởi hoặc máy sưởi điện. Nếu không có điều kiện phải chọn lựa đốt than thì nên mở các cửa phòng cho có sự lưu thông của không khí.
Khi ngộ độc thì triệu chứng xuất hiện từ từ, người ngộ độc sẽ lịm dần (không biết được) nên ngộ độc thì rất khó tự thoát khỏi.
Đối với người giải cứu thì phải lập tức mở thông thoáng các cửa rồi đưa người ngộ độc ra khỏi phòng.