thầy chỉ cho em cách tách 1 điểm thành nhiều điểm có cùng điện trở và tác dụng cuả nó
1 câu trả lời
Bạn tham khảo nhé. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn!
Hướng dẫn giải dạng bài tập mạch điện tương đương - các quy tắc chuyển mạch.
Bài toán tính điện trở toàn mạch dựa trên các điện trở thành phần dựa theo các qui tắc sau:
+ Qui tắc biến đổi tương đương dựa trên các tính chất cơ bản của đoạn mạch mắc nối tiếp, mắc song song (đoạn mạch thuần tuý song song, thuần tuý nối tiếp hay hỗn hợp của song song và nối tiếp)
+ Qui tắc chập mạch các điểm có cùng điện thế. Trong trường hợp này các điểm có cùng điện thế thường gặp trong các bài toán là: Các điểm cùng nằm trên một đường dây nối; các điểm nằm về hai bên của phần tử có điện trở không đáng kể. (như khoá K, ampe kế A, phần tử không có dòng điện đi qua, mạch có tính đối xứng, mạch có các điện thế bằng nhau,…)
+ Qui tắc tách nút: Ta có thể tách 1 nút thành nhiều nút khác nhau nếu các điểm vừa tách có điện thé như nhau (ngược lại với qui tắc 2)
+ Qui tắc bỏ điện trở: Ta có thể bỏ đi các điện trở (khác không), nếu 2 đầu điện trở đó có điện thế bằng nhau; vận dụng quy tắc này cho 3 loại mạch: mạch đối xứng, mạch cầu cân bằng, mạch bậc thang.
+ Qui tắc chuyển mạch sao thành tam giác và ngược lại: Biến đổi mạch tam giác thành mạch hình sao; biến đổi mạch sao thành mạch tam giác;
+ Mạch tuần hoàn: Mạch mà các điện trở được lặp lại một cách tuần hoàn và kéo dài vô hạn (chu kì lặp gọi là ô mắt xích). Với loại này thì ta giả sử điện trở R của mạch không thay đổi khi ta nối thêm một mắc xích nữa.
+ Khi hai đầu các dụng cụ dùng điện bị nối tắt bởi dây dẫn (khoá K, ampe kế A) có điện trở không đáng kể thì coi như dụng cụ không hoạt động.