Thành tựu chọn giống cây trồng và vật nuôi ở Việt Nam
2 câu trả lời
Phương pháp gây đột biến nhân tạo:
+ Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới: giống lúa DT10, TK106, đậu tương DT55, lạc V79, cà chua hồng lan,…
+ Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến: giống lúa A20, DT16, DT21, lúa xuân số 10,…
+ Chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống lúa DR2, giống táo đào vàng,…
Phương pháp lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:
+ Tạo biến dị tổ hợp: giống lúa DT17
+ Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375, giống lúa CR203, giống đậu tương AK02, …
Phương pháp tạo giống ưu thế lai: Ngô lai LVN10, LVN98, HQ2000, LVN4, LVN12, LVN31, LVN24, LVN25
Phương pháp tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 (3n)
Một số thành tựu trong chọn giống vật nuôi:
+ Tạo giống mới: ĐB Ỉ – 81, BS Ỉ – 81, gà lai Rốt – ri, Plaimao ri, vịt Bạch tuyết
+ Cải tạo giống địa phương: cải tạo lợn Ỉ Móng Cái, cải tạo tạo ra giống bò hướng thịt hoặc bò sữa cho sản lượng sữa cao
+ Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1): một số giống lợn, bò, dê, gà, vịt, cá, … cho năng suất chất lượng cao.
+ Nuôi thích nghi các giống nhập nội: vịt siêu thịt, gà tam hoàng, cá chim trắng, vịt siêu trứng,…
+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống: cấy truyền phôi để tạo ra nhiều bò con từ một bò mẹ, công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gia súc bằng tinh trùng trong môi trường bảo quản, công nghệ gen phát hiện sớm giới tính ở phôi động vật, xác định gen để chọn bò giống,…
- Thành tựu chọn giống cây trồng:
+ Thành tựu nổi bật trong chọn giống ở Việt Nam đạt được trong chọn giống cây trồng.
+ Người ta đã gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo thể đa bội và áp dụng các kĩ thuật của công nghệ tế bào và công nghệ gen.
- Thành tựu chọn giống vật nuôi: Trong chọn giống vật nuôi, do quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.