Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn. Mỗi nhà thơ, nhà văn lại mang đến những góc nhìn riêng, hướng ngòi bút cảm thông đến những thân phận người phụ nữ khác nhau. Trong đó, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng nói khẳng định vẻ đẹp, giá trị của người phụ nữ trong xã hội cũ. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
2 câu trả lời
Tự làm, mik có chụp ở dưới để cm
Xin hay nhất ak
$lar$
Trong kho bài thơ khổng lồ, có rất nhiều chủ đề: ngắm trăng, than thân, gia đình, tình bạn,..... Trong số đó không kể đến là bài thơ nói về thân phận của phụ nữ xưa. Và Hồ Xuân Hương, mệnh danh là bà chúa Nôm. Và bà cũng có viết bài thơ về thân phận người phụ nữ, đó là bánh trôi nước.
Trong bài thơ bánh trôi nước, bài thơ có hai lớp nghĩa thực, là chiếc bánh trôi nước được làm và tết hàn thực ngày ba tháng ba để cúng tế cho tổ tiên, phật phù hộ. Bên ngoài của bánh có màu trắng và mềm mại, nhân của bánh bột nếp và đậu xanh, khi ăn vào sẽ bùi bùi rất ngon, và nếu có chọc cắm thì cũng không bể.
Nhưng đằng sau lại là nghĩa ẩn dụ được miêu tả rất khéo léo và tài tình. Câu thơ đầu, tác giả lại dùng mô típ “thân em” để dãn dắt, và cũng có nhiều bài như vậy: Thân em như trái bần trôi /Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Hay: Thân em như tấm lụa đào/ phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Với từ ngữ mộc mạc, giản dị, bà đã khiến câu thơ thêm gần gũi, thêm tình cảm đối với nhân dân mọi người. Nó còn khiến cho giọng thơ càng tình cảm, càng nhân văn cảm động.
Bài thơ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Câu thơ đầu tiên được viết ra:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Những tính từ miêu tả “trắng” và “tròn” khêu gợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Làn da trắng trẻo, thân hình đầy đặn tràn đầy sức sóng và chứa đựng bao khát khao. Đó là một tính cách phúc hậu, tâm hồn trong sáng, mang quan niệm và cốt cách của người Việt Nam xưa. Tác giả Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của của chiếc bánh trôi nước để nói lên thân phận và vẻ đẹp của phụ nữ thời phong kiến. Em cảm thấy họ rất tội nghiệp và họ cần được đối xử một cách công bằng và bình đẳng. Ngoài ra, em còn ngưỡng mộ vẻ đẹp và sự chung thuỷ của người phụ nữ thời xưa
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Thành ngữ “ bảy nổi ba chìm” được tác giả đảo ngữ từ “chìm” và phép ẩn dụ chiếc bánh trôi nước, khi bị luộc lên, có cái sẽ bị chìm lên, có cái nổi xuống. Điều đó tựa như tấm lụa đào, tựa như mưa sa, tựa như hòn đá giữa biển rộng, tựa như cuộc sống long đong, lận đận, bấp bênh của người phụ nữ. Họ phải sống cuộc đời chìm nổi bởi lẽ có bao giờ của người phụ nữ được làm chủ cuộc đời của mình. Đây là một việc làm không thể chấp nhận được và mặc dù thời địa hiện nay thì những việc làm "khinh nam trọng nữ này không còn diễn ra nhiều nữa nhưng ở thời phong kiến phụ nữ đã phải trải qua những điều tồi tệ này và em rất cảm thông về những việc khó khăn mà họ đã trải qua.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Câu này được dùng quan hệ từ mặc dầu. Điều này nói lên, người phụ nữ sinh ra, họ đã bị áp đặt luật lệ, những nguyên tắc: “tại gia tòng phụ, xuất già tòng phụ, phu tử lòng tử” (ở nhà thì phải theo cha, theo chồng thì phải theo chồng, chồng mất thì theo con) do đó họ không có tí tiếng nói riêng nào trong nhà chồng. Họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người nam, họ phải chăm sóc cho người nam suốt đời nếu không muốn bị gọi là bội bạc, nhưng khi người nam ngoại tình tình thì lại không bị ai trách móc, thật là công bằng! Cặp từ đối lập “rắn – nát” được đảo cấu trúc đặt đặt lên đầu câu nhằm nhấn mạnh những sự éo le, phụ thuộc trong cuộc đời người phụ nữ. Những thiết chế phong kiến khắt khe với quan niệm trọng nam khinh nữ, đạo lí tam tòng tứ đức đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ, tước đi cuộc sống tự do, hạnh phúc của họ. Những người phụ nữ ấy không được phép sống vì mình mà phải sống và phụ thuộc vào người khác, họ xem đó như một định mệnh, nhẫn nhịn, cam chịu mà chấp nhận lấy. Tác giả Hồ Xuân Hương lấy hình ảnh người nặn bánh trôi nước và nói lên nỗi khổ của người phụ nữ. Họ buộc phải theo người nam họ không có tiếng nói trong xã hội, họ phải luôn luôn chăm sóc người nam nếu không muốn bị gọi là bội bạc. Họ không có lựa chọn khác ngoài việc phụ thuộc vào người nam ở thời đại phong kiến. Ôi! Cuộc sống của họ thật bất công! Việc không có quyền lựa chọn và buộc phải sống trước sự giám sát của người khác, việc đó chẳng khác nào sống trong một nhà tù vậy!
Câu thơ này, tác giả sử dụng quan hệ từ mà. Để khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ, về tấm lòng thủy chung, về tam lòng tứ đức một cách tự hào, chắc nịt nà tự tin, mạnh mẽ. Tác giả Hồ Xuân Hương đã nêu ra phẩm chất thủy chung và tâm hồn trong sáng của người phụ nữ. Họ luôn luôn sống thủy chung và không bao giờ phản bội người khác. Ôi! phẩm chất ấy thật tốt đẹp làm sao, cuộc sống bị chà đạp và không có tiếng nói trong xã hội nhưng vẫn luôn chung thủy với bạn đời.
Vời phong cách ẩn dụ tuyệt vời, tuy chỉ vọn vẹn bốn câu nhưng lại rất hay, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt làm hàm súc, cô động bài văn, cung với ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, đối với tôi, đây là tác phẩm mà tôi thích nhất giản dị mà lại sâu sắc, tài tình.