Tại sao "sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở ĐB sông Cửu Long?
2 câu trả lời
“Sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long vì:
- Sông Cửu Long dài, diện tích lưu vực và tổng lượng nước lớn, lưới sôngcó dạng lông chim cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, có sự điều tiết nước của Biển Hồ nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài.
- Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trongmùa lũ và tác động của thủy triều nên ở ĐB sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ (sống chung với lũ).
- Từ lâu đời, người dân vùng sông nước đã thích ứng với mùa lũ với các tập quán sản xuất, ngành nghề, giống cây trồng và nếp sống đã được định hình trong quá trình sống chung với lũ .Mùa lũ mang lại nhiều lợi ích như: tôm, cá, phù sa ngọt, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất...
Vì sông Cửu Long dài, diện tích lưu vực và tổng lượng nước lớn, lưới sôngcó dạng lông chim cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, có sự điều tiết nước của Biển Hồ nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài. Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trongmùa lũ và tác động của thủy triều nên ở ĐB sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ (sống chung với lũ). Từ lâu đời, người dân vùng sông nước đã thích ứng với mùa lũ với các tập quán sản xuất, ngành nghề, giống cây trồng và nếp sống đã được định hình trong quá trình sống chung với lũ .Mùa lũ mang lại nhiều lợi ích như: tôm, cá, phù sa ngọt, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất...