Tại sao quyền tự do ngôn luận gắn liền với tự do báo chí?
2 câu trả lời
vì
Mối quan hệ giữa quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin với nghĩa vụ công dân. Trong tất cả các văn kiện pháp luật của quốc tế và Việt Nam, khái niệm “quyền” luôn bao gồm: quyền và nghĩa vụ. Trong đó, tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948) và được thể chế trong “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị” (1966) đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người hưởng thụ quyền tự do ngôn luận, báo chí. Theo đó, người dân có quyền tự do ngôn luận, quyền được sử dụng các phương tiện báo chí, thông tin, mạng internet, các trang mạng xã hội không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người sử dụng quyền này có nghĩa vụphải tuân thủ quy định của pháp luật và chấp nhận những hạn chế quyền. Việc thực hiện những quyền này phải kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt và việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội.
Ở Việt Nam, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”1 đã được quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) và được cụ thể hóa trong nhiều đạo luật, nghị định, như: Luật Báo chí (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày 15-07-2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng,… và thực thi nghiêm túc, tạo không khí dân chủ trong xã hội2. Điều đó khẳng định và thể chế hóa quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí, v.v. Quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định rộng rãi hơn; đó không chỉ là một quyền thụ động do cơ quan nhà nước công khai thông tin theo nhận thức của mình, mà còn là quyền chủ động, được đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nhà nước đáp ứng.
Hok tốt
Mối quan hệ giữa quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin với nghĩa vụ công dân. Trong tất cả các văn kiện pháp luật của quốc tế và Việt Nam, khái niệm “quyền” luôn bao gồm: quyền và nghĩa vụ. Trong đó, tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948) và được thể chế trong “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị” (1966) đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người hưởng thụ quyền tự do ngôn luận, báo chí. Theo đó, người dân có quyền tự do ngôn luận, quyền được sử dụng các phương tiện báo chí, thông tin, mạng internet, các trang mạng xã hội không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người sử dụng quyền này có nghĩa vụphải tuân thủ quy định của pháp luật và chấp nhận những hạn chế quyền. Việc thực hiện những quyền này phải kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt và việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội.
Ở Việt Nam, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”1 đã được quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) và được cụ thể hóa trong nhiều đạo luật, nghị định, như: Luật Báo chí (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày 15-07-2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng,… và thực thi nghiêm túc, tạo không khí dân chủ trong xã hội2. Điều đó khẳng định và thể chế hóa quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền sáng tạo tác phẩm báo chí; cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tin báo chí, v.v. Quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định rộng rãi hơn; đó không chỉ là một quyền thụ động do cơ quan nhà nước công khai thông tin theo nhận thức của mình, mà còn là quyền chủ động, được đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nhà nước đáp ứng. Trên không gian mạng, Nhà nước ta đã có những quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin. Theo đó, công dân có quyền được sử dụng các dịch vụ trên internet, trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin; phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, v.v.