tại sao khi dùng phép lai phân tích có thể phân biệt được 2 gen nào đó là phân li độc lập hay liên kết gen. viết sơ đồ lai minh họa

2 câu trả lời

Để phát hiện 2 gen nào đó có liên kết hay phân li độc lập ta dùng phép lai phân tích.

- Nếu kết quả phép lai phân tích cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1: 1 : 1 thì 2 gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 NST khác nhau.

Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1 : 1 thì 2 gen liên kết với nhau hoàn toàn.

- Nếu kết quả phép lai phân tích cho 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, trong đó 2 loại kiểu hình chiếm đa số (trên 50%) thì 2 gen cùng nằm trên 1 NST đã xảy ra hoán vị gen

*Việc sử dụng phương pháp lai phân tích cho phép phân biệt được quy luật liên kết gen và quy luật phân li độc lập vì:

- Trong phép lai phân tích, cơ thể mang tính trạng lặn chỉ tạo ra một loại giao tử mang các gen lặn. Do đó, tỉ lệ kiểu hình F1 sẽ tùy thuộc vào số loại giao tử của cá thể có kiểu hình trội lai với cá thể có tính trạng lặn

- Nếu lai phân tích cơ thể dị hợp hai cặp gen phân li độc lập thì qua giảm phân tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau và kết quả F1 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

 + Ví dụ: Phân li độc lập ở đậu Hà Lan.

       P:    cao,đỏ        *       thấp vàng

                    AaBb            aabb

       GP:     AB, Ab, aB, ab                                 ab

       F1:  1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb

       kh:1 cao đỏ: 1 cao vàng : 1 thấp đỏ : 1thấp vàng

-nếu là liên kết gen hoàn toàn, cá thể mang tính trạng trội sẽ tạo ra 2 loại giao tử=> kiểu hình sẽ cho tỉ lệ 1:1

 + Ví dụ: Liên kết gen ở ruồi giấm.

       P:          thân xám, cánh dài          x          thân đen, cánh cụt

                                                                            

       GP:               BV, bv                                             bv

       FB: Kiểu gen:     1 : 1

             Kiểu hình: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

-nếu là liên kết gen không hoàn toàn: cá thể mang tính trạng trội sẽ tạo ra 4 loại giao tử khác nhau với tần số khác nhau=> tỉ lệ kiểu hình không đông đều

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

1. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất oxit axit A. CaO, FeO, CO2 B. SO3, N2O5, P2O5 C. CuO, SO3, P2O5 D. CO2, Al2O3, MgO 2. Kim loại X đẩy được kim loại Y ra khỏi dung dịch muối. Kim loại Y đẩy được kim loại Z ra khỏi dung dịch muối. Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động của các kim loại X, Y, Z? A. X,Y,Z B. Z,X,Y C. Z,Y,X D. Y,X,Z 3. Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe và ZnO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của ZnO trong hỗn hợp ban đầu là A. 75% B. 72% C. 56% D. 28% 4. Có một mẫu sắt bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này cần cho mẫu sắt đó tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. FeCl2 dư B. HCl dư C. H2SO4 loãng, dư D. CuCl2 dư 5. Có thể điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây? A. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn B. Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl C. Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl đặc D. Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc 6. Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp theo chiều giảm dần về mức độ hoạt động hóa học? A:Cu; Fe; Al; Mg; Na; K B:Fe; Al; Cu; Mg; K; Na C:K; Na; Mg; Al; Fe; Cu D:Cu; Fe; Al; K; Na; Mg 7. Hòa tan HOAàn toàn 16,9 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối clorua. Giá trị m là A:45,3 B:55,3 C:46,1 D:56,1 8. Cho các chất sau: O2 , Cl2 , dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4 , Fe2 O3 . Kim loại nhôm có thể tác dụng được với bao nhiêu chất? A:5 chất B:4 chất C:3 chất D:6 chất

2 lượt xem
1 đáp án
4 giờ trước