Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải được protein của chính cơ quan tiêu hóa này? Mn giúp e vs ạ. E cám ơn

2 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

Enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải được protein của nó vì:

- Lớp màng nhầy lót bên trong thành ống tiêu hóa bảo vệ ống tránh khỏi tác động của enzim. Khi lớp màng bảo vệ này bị phá hủy, enzim bắt đầu ăn lan ra một phần của lớp màng lót, gây ra bệnh loét dạ dầy .

- Tuyến dạ dày không tiết ra enzim pepsin hoạt động mà tiết ra một tiền chất bất hoạt là pepsinogen. Tiền chất bất hoạt của enzim thường được gọi chung là các zymogen. HCl trong dịch vị sẽ biến đổi pepsinogen thành pepsin bằng cách cắt bỏ 42 acid amin từ một đầu của phân tử pepsinogen làm bộc lộ vị trí hoạt động của enzim. Vì acid và pepsinogen được tiết bởi hai loại tế bào khác nhau nên chúng không thể hòa trộn với nhau trước khi được tiết vào xoang vị. Khi pepsinogen được biến đổi thành pepsin hoạt động, chính pepsin lại có thể hoạt hóa các pepsinogen được thêm vào.

Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải được protein của chính cơ quan tiêu hóa này (lớp niêm mạc)?

Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày do tuyến vị tiết ra Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. Do vậy protein niêm mạc dạ dày được bảo vệ và không bị phân hủy.

#Chúc bạn học tốt
@nhi3806

Câu hỏi trong lớp Xem thêm