Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài Tự Tình 2. Không copy trên mạng, giúp mình với

2 câu trả lời

Lập dàn ý

Các ý cần trình bày là:

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình (bài II) được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hoà trong:

+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.

+ Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt.

+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...

- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh thi sĩ là Bà Chúa thơ Nôm.

A, MB

- Hồ Xuân Hương là người ở làng Quỳnh Lưu, Quỳnh Đôi, Nghệ An, nhưng bà sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Bà có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây. Bà được mệnh danh là Bà Chúa thơ Nôm, đã đi nhiều nơi và quen với nhiều danh sĩ nổi tiếng, trong đó có Nguyễn Du. Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương có nhiều éo le, ngang trái

- Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. Tương truyền có khoảng 40 bài thơ Nôm do Hồ Xuân Hương sáng tác. Trong lịch sử văn hóa VN, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo: nhà thơ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định và đề cao vẻ đẹp và khát khao của họ. 

- Tự tình (bài II) nằm trong chùm bài thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương. Bài thơ đã thể hiện được tâm trạng đau buồn, phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch số phận. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

B, TB

- Bài thơ đã thể hiện được tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương. Câu thơ "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn" đã thể hiện được không gian và thời gian. Người đọc có thể hình dung được không gian đêm khuya và có tiếng trống canh dồn dập. Từ láy "văng vẳng" được sử dụng thể hiện được tính chất dân tộc trong ngôn ngữ được sử dụng

- Câu thơ "Trơ cái hồng nhan với nước non" đã sử dụng hình tượng "cái hồng nhan" cho thấy cách sử dụng độc đáo về mặt từ ngữ. Từ "trơ" được đảo lên đầu và cách sử dụng chỉ từ "cái" chính là một cách sử dụng từ ngữ độc đáo của dân tộc. Câu thơ cho thấy một đường tình duyên ngang trái của Hồ Xuân Hương

- "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh" có hình ảnh "chén rượu, hương đưa" cho thấy một tâm trạng u sầu, phẫn uất của nhà thơ trong chuyện tình duyên. "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" có hình ảnh vầng trăng đặc trưng cho thơ của dân tộc. Hình ảnh vầng trăng bóng xế và khuyết không tròn biểu tượng cho một cuộc tình không trọn vẹn, không trọn vẹn trong hạnh phúc hôn nhân của nhà thơ.

- Cặp thơ đối "Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn" là một kiểu cặp câu thơ đặc trưng trong thơ cổ, đặc biệt là thơ trung đại Việt Nam. Đồng thời, cách sắp xếp từ ngữ "rêu từng đám, đá mấy hòn" cũng vô cùng đặc trưng trong thơ cổ VN. Các động từ mạnh "xiên ngang, đâm toạc" cũng có tác dụng nhấn mạnh và đặc trưng cho cách sử dụng ngôn từ của thơ ca dân tộc. Câu thơ biểu thị một sự không cam chịu trong tình yêu, sức sống mạnh mẽ của người phụ nữ khát khao tình yêu và hạnh phúc.

- Hai câu thơ cuối thể hiện được khẳ năng sử dụng ngôn từ dân tộc đỉnh cao của Hồ Xuân Hương. "Xuân đi xuân lại lại" thể hiện một dòng chảy thời gian chảy trôi vô cùng nhanh. Nhà thơ đang nhìn lại tuổi trẻ của mình đã trôi qua như thế nào. 

- Hình ảnh "mảnh tình, tí con con" cho thấy khả năng sử dụng từ ngữ độc đáo và thể hiện được sâu sắc những tâm sự của nhà thơ khi không hạnh phúc trong chuyện tình yêu, không được thuận lợi trong chuyện tình yêu của mình.

C, KB

Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được khả năng sử dụng ngôn từ đỉnh cao của Hồ Xuân Hương. Cách sử dụng từ độc đáo cùng cách sắp xếp từ đặc trưng cho văn học dân tộc, đã làm cho bài thơ có sức sống lâu bền với bạn đọc. 

BÀI LÀM

Hồ Xuân Hương là người ở làng Quỳnh Lưu, Quỳnh Đôi, Nghệ An, nhưng bà sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Bà có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây. Bà được mệnh danh là Bà Chúa thơ Nôm, đã đi nhiều nơi và quen với nhiều danh sĩ nổi tiếng, trong đó có Nguyễn Du. Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương có nhiều éo le, ngang trái. Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. Tương truyền có khoảng 40 bài thơ Nôm do Hồ Xuân Hương sáng tác. Trong lịch sử văn hóa VN, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo: nhà thơ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định và đề cao vẻ đẹp và khát khao của họ. Tự tình (bài II) nằm trong chùm bài thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương. Bài thơ đã thể hiện được tâm trạng đau buồn, phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch số phận. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.Bài thơ đã thể hiện được tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.

Câu thơ "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn" đã thể hiện được không gian và thời gian. Người đọc có thể hình dung được không gian đêm khuya và có tiếng trống canh dồn dập. Từ láy "văng vẳng" được sử dụng thể hiện được tính chất dân tộc trong ngôn ngữ được sử dụng. Câu thơ "Trơ cái hồng nhan với nước non" đã sử dụng hình tượng "cái hồng nhan" cho thấy cách sử dụng độc đáo về mặt từ ngữ. Từ "trơ" được đảo lên đầu và cách sử dụng chỉ từ "cái" chính là một cách sử dụng từ ngữ độc đáo của dân tộc. Câu thơ cho thấy một đường tình duyên ngang trái của Hồ Xuân Hương. "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh" có hình ảnh "chén rượu, hương đưa" cho thấy một tâm trạng u sầu, phẫn uất của nhà thơ trong chuyện tình duyên. "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" có hình ảnh vầng trăng đặc trưng cho thơ của dân tộc. Hình ảnh vầng trăng bóng xế và khuyết không tròn biểu tượng cho một cuộc tình không trọn vẹn, không trọn vẹn trong hạnh phúc hôn nhân của nhà thơ. Cặp thơ đối "Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn" là một kiểu cặp câu thơ đặc trưng trong thơ cổ, đặc biệt là thơ trung đại Việt Nam. Đồng thời, cách sắp xếp từ ngữ "rêu từng đám, đá mấy hòn" cũng vô cùng đặc trưng trong thơ cổ VN. Các động từ mạnh "xiên ngang, đâm toạc" cũng có tác dụng nhấn mạnh và đặc trưng cho cách sử dụng ngôn từ của thơ ca dân tộc. Câu thơ biểu thị một sự không cam chịu trong tình yêu, sức sống mạnh mẽ của người phụ nữ khát khao tình yêu và hạnh phúc. Hai câu thơ cuối thể hiện được khẳ năng sử dụng ngôn từ dân tộc đỉnh cao của Hồ Xuân Hương. "Xuân đi xuân lại lại" thể hiện một dòng chảy thời gian chảy trôi vô cùng nhanh. Nhà thơ đang nhìn lại tuổi trẻ của mình đã trôi qua như thế nào. Hình ảnh "mảnh tình, tí con con" cho thấy khả năng sử dụng từ ngữ độc đáo và thể hiện được sâu sắc những tâm sự của nhà thơ khi không hạnh phúc trong chuyện tình yêu, không được thuận lợi trong chuyện tình yêu của mình.

Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được khả năng sử dụng ngôn từ đỉnh cao của Hồ Xuân Hương. Cách sử dụng từ độc đáo cùng cách sắp xếp từ đặc trưng cho văn học dân tộc, đã làm cho bài thơ có sức sống lâu bền với bạn đọc. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm