.Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ trong bài thơ sau? “ Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi ”. ( Hồ Xuân Hương) (2.5 Điểm) A. Cóc, bén, chàng, nòng nọc, chuộc. B. Chàng, thiếp, duyên, nghìn, vàng. C. Ơi, thôi, nhé, thế, đây. D. Đuôi, vôi, nghìn, vàng, bôi. 2. Vì sao trăng gợi đến nỗi niềm nhớ quê của Lí Bạch? (2.5 Điểm) A. Nhà thơ rất yêu trăng, thường ra đồng ngắm trăng. B. Trăng là đề tài quen thuộc mà các nhà văn, nhà thơ thường sử dụng để thể hiện nỗi nhớ. C. Trăng là hình ảnh đẹp, mang tính biểu tượng cao, lại gần gũi với con người. D. Thuở nhỏ, tác giả thường lên núi ở quê nhà ngắm trăng. 3.Câu thơ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” trong bài thơ “Cảnh khuya” cho thấy vẻ đẹp gì của Chủ tịch Hồ Chí Minh? (2.5 Điểm) A. Thể hiện ý chí vững vàng, kiên định và lòng lạc quan cách mạng của Bác. B. Thể hiện niềm lo lắng, ưu tư của Bác đối với vận mệnh của đất nước. C. Thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. D. Thể hiện niềm yêu thương trân trọng đối với thiên nhiên, con người nơi chiến khu Việt Bắc. 4.Ý nghĩa của bài thơ “Tiếng gà trưa” là? (2.5 Điểm) A. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. B. Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. C.Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ. D. Sự gắn bó máu thịt với quê hương, xứ sở. Tùy chọn 2 5.Trong văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” câu văn nào thể hiện rõ nhất những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm? (2.5 Điểm) A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. B. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch trung thành như các việc lễ nghi. C. Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. 6.Bài thơ “Tiếng gà trưa” ra đời trong hoàn cảnh nào? (2.5 Điểm) A. Bài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. B. Bài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. C. Bài thơ được viết sau cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. D. Bài thơ được viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp 7.Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "cả" trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cá”? (2.5 Điểm) A. chài B. to C. lớn D. dồi dào 8.Đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” là? (2.5 Điểm) A. Sử dụng ngôn từ tinh tế, giàu giá trị biểu cảm, giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn 9.Dịch nghĩa câu thơ “Hương âm vô cải, mấn mao tồi” trong bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư”có nghĩa là gì? (2.5 Điểm) A. Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về. B. Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng. C. Trẻ con gặp mặt không quen biết. D. Cười hỏi: “Khách nơi nào đến?” 10.Ai là tác giả của văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm”?Trình đọc Chân thực (2.5 Điểm) A. Lí Lan B. Lê Anh Trà C. Khánh Hoài D. Thạch Lam

1 câu trả lời

Câu 1 : Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ trong bài thơ sau ?

$\rightarrow$ A. Cóc, bén, chàng, nòng nọc, chuộc.

Câu 2 : Vì sao trăng gợi đến nỗi niềm nhớ quê của Lí Bạch ?

$\rightarrow$ D. Thuở nhỏ, tác giả thường lên núi ở quê nhà ngắm trăng.

Câu 3 : Câu thơ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” trong bài thơ “Cảnh khuya” cho thấy vẻ đẹp gì của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?

$\rightarrow$ D. Thể hiện niềm yêu thương trân trọng đối với thiên nhiên, con người nơi chiến khu Việt Bắc.

Câu 4 : Ý nghĩa của bài thơ “Tiếng gà trưa” là ?

$\rightarrow$ A. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

Câu 5 : Trong văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” câu văn nào thể hiện rõ nhất những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm ?

$\rightarrow$ A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

Câu 6 : Bài thơ “Tiếng gà trưa” ra đời trong hoàn cảnh nào ?

$\rightarrow$ A. Bài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Câu 7 : Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ "cả" trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cá” ?

$\rightarrow$ C. lớn

Câu 8 : Đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” là ?

$\rightarrow$ A. Sử dụng ngôn từ tinh tế, giàu giá trị biểu cảm, giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Câu 9 : Dịch nghĩa câu thơ “Hương âm vô cải, mấn mao tồi” trong bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư”có nghĩa là gì ?

$\rightarrow$ B. Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng.

Câu 10 : Ai là tác giả của văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” ?

$\rightarrow$ D. Thạch Lam

#Sữa

Câu hỏi trong lớp Xem thêm