Tác dụng của từ đắng trong câu thơ nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng trong tác phẩm bài thơ về tiểu đội xe không kính
2 câu trả lời
Khổ thơ thứ hai mở ra một không gian rộng lớn, những cung đường chiến lược phía trưóc.
"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng"
Chữ "đắng” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa. Nhìn thấy gió là thuộc về thị giác, "xoa mắt đắng" lại thuộc về vị giác cảm giác, một sự chuyển đổi tài tình đã cho thấy những vất vả cực nhọc của những người chiến sĩ trong những năm tháng chiến đấu đầy khó khăn gian khổ. Những gian nan, thiếu thốn khiến các chiến sĩ vô cùng khổ cực nhưng trong lòng vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, tinh thần chiến đấu ngoan cường.
Từ " đắng" trong câu " nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng" tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Từ " đắng" được sử dụng rất đắt trong câu để thấy được sự khó khăn vất vả của người lính. Xe " không kính" " không mui" nên đã làm gió lùa vào buồng lái khiến cho mắt người lính cay xè. Diễn tả tốc độ của chiếc xe được lái lao nhanh về phía trước.