Suy nghĩ của em về cái kết truyện ngắn Hai đứa trẻ
2 câu trả lời
Thạch Lam đã dẫn người đọc cùng ông về một phố huyện nghèo nàn, buồn tẻ và đơn điệu, cùng ông cảm thông với cuộc sống của cả một lớp người, sống không có hy vọng vào ngày mai, nếu có chăng là nhìn thấy thoáng qua sự ồn ào, vẻ sang trọng của người khác. Phố huyện bây giờ, khi đoàn tàu đã đi xa, “chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn”, chỉ còn “vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ”, và “hình ảnh thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong đôi mắt” của Liên. Phải chăng dưới ngòi bút của Thạch Lam, cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì? Không, dù chưa lạ được gì cho con người nghèo khổ, Thạch Lam đã góp một tiếng nói cảm thông, đã nhen nhóm trong họ một chút hi vọng để vượt lên trên cái tẻ nhạt, tầm thường của cuộc sống. Miêu tả cả một lớp người và tâm trạng của họ như thế, chúng ta thấy được lòng trắc ẩn của nhà văn trước số phận của con người. Vì thế, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn hay, gợi lên trong người đọc nhiều nghĩ suy trước số phận con người, nhất là những con người nhỏ bé.
Câu trả lời hay nhất đi ạ
Kết thúc Hai đứa trẻ, hình ảnh đêm tối lại hiện ra sau khi đoàn tàu đi qua. Liên cúi xuống vực em vào gian hàng để ngủ và nằm bên cạnh em. Chị gối đầu lên tay nhắm mắt lại nhìn sâu vào tâm tưởng để thấy thế giới thực nhỏ bé, tù túng, tăm tối đang mờ dần đi, thay vào đó là thế giới mộng với biết bao sự xa xôi, rộng lớn. Đây chính là cách thức nhân vật thoát ra khỏi thực tại tăm tối mà đến với thế giới mộng ảo. Nhưng buồn thay, trong thế giới mộng ảo của những ước mơ xa xôi, hiện thực nghiệt ngã vẫn còn đó, nó là ngọn đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Hình ảnh ngọn đèn dầu leo lét nơi hàng nước chị Tí trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm được coi là một biểu tượng cho cuộc sống leo lét, tăm tối của người dân nơi phố huyện nghèo. Giờ đây, ngọn đèn ấy xuất hiện lần nữa nhưng không phải trong thế giới của cái thực mà là thế giới mộng ảo. Nghĩa là thứ ánh sáng mờ mờ chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ của chiếc đèn con đã đọng lại, đã ám vào cả trong giấc mơ của thiếu nữ mới lớn khiến cho giấc ngủ vì thế mà tĩnh mịch và đầy bóng tối như đêm của phố. Hình ảnh này đã tạo ra biểu tượng lồng trong biểu tượng: nỗi ám ảnh về cuộc sống tăm tối, quạnh hiu, không niềm vui, hạnh phúc ở thế hệ tương lai đất nước, bình minh cuộc đời. Cũng giống như Hai đứa trẻ, Tắt đèn và Lão Hạc cũng có cùng cách kết thúc như vậy: chị Dậu lao ra đêm tối, tối đen như cái tiền đồ của của chị; còn lão Hạc kết thúc bằng cái chết của chính mình.
bn cho mik 5s và ctlhn nhé!!!