Sự phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
2 câu trả lời
Trong kinh tế hàng hóa, những người sản xuất hàng hóa có điều kiện sản xuất thuận lợi, mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thường xuyên thắng thế trong cạnh tranh sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên và có thể tiếp tục mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê lao động và ngày càng có, trở thành ông chủ.
Ví dụ: Chị Hoa mở công ty dệt vải ở một thi trấn, chị thuê nhân công ở nông thôn nên giá cả rẻ hơn thị trường. Bên cạnh đó, chị tìm được mối tơ tằm tại một số xưởng ươm ở nông thôn nên giá cả rất thấp. Vốn học ngành thiết kế, chị đã tạo ra được rất nhiều tấm vải lụa đẹp và thu hút khách hàng. Vì thế công ty của chị ngày càng làm ăn phát đạt và có xu hướng mở rộng.
Ngược lại những người sản xuất hoàng hóa không có điều kiện sản xuất thuận lợi, lại gặp rủi ro nên hao phí lao động cá biệt hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản, trở nên nghèo khó, phải đi làm thuê
=> Như vậy, cùng là sản xuất hàng hóa, xã hội đã phân hóa giàu nghèo
Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.
Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.