So sánh quá trình sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
2 câu trả lời
Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân
Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
* Giống:
- Đều lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị.
- Đều xuất phát từ những nguyên nhân như:
+ Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống của nhân dân không được cải thiện. Thiếu dân chủ và công bằng làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
+ Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiến tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
+ Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
* Khác:
- Ở Liên Xô, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Các nước Đông Âu: các nước tuyên bố tách khỏi Liên Xô và thành lập các quốc gia độc lập (SNG).