So sánh điểm giống và khác nhau giữa nội dung hiệp ước hác măng và pa tơ nốt

2 câu trả lời

Nhà nước phong kiến Nguyễn sụp đổ, Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). 
* Hoàn cảnh lịch sử: 
- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An,triều đình Huế vội xin đình chiến. 
- Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình Cao ủy Pháp Hác-măng tranh thủ đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một hiệp ước mới. 
- Ngày 25/8/1883, bản hiệp ước mới được đưa ra buộc đại diện triều Nguyễn phải ký kết: 
* Nội dung Hiệp ước Hác-măng: 
+ Thừa nhận sự "bảo hộ" của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. 
* Nam Kỳ là thuộc địa. 
* Bắc Kỳ là đất bảo hộ. 
* Trung Kỳ là triều đình quản lý. 
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kỳ. 
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ. 
+ Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kỳ và toàn quyền xử lý quân Cờ Đen, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kỳ về Kinh đô (Huế) 
+ Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước. 
=> Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. 
- Ngày 6/6/1884, Pháp ký với triều đình Huế bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến.

1 giống nhau :

Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung kì

 - Triều đình cai quản Trung kì nhưng mọi việc đều phải qua viên khâm sứ người Pháp ở Huế.

 - Công sứ Pháp ở Bắc kì đều thường xuyên kiển soát công việc của các quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ 

2 khác nhau : 

 Hiệp ước Hác-măng quy định: Khu vực triều đình cai quản thu hẹp (từ Đèo Ngang đến Khánh Hoà). Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kì để nhập vào đất Nam kì thuộc Pháp

 Hiệp ước Pa-tơ-nốt : thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc

Câu hỏi trong lớp Xem thêm