1 câu trả lời
A) giong:Qua sự phê phán hư học của Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi chúng ta thấy rõ điểm giống nhau của hai ông là:
1) Gắn liền phê phán hư học với Nho học hay Hán học, tức là lối học những chuyện xa xưa của Trung Quốc, không có ý nghĩa, tác dụng gì đến cuộc sống hiện tại của Việt Nam và Nhật Bản, không giúp giải quyết những vấn đề cấp bách của hai nước.
2) Phê phán cả nội dung và phương pháp giáo dục theo kiểu hư học: Nội dung chỉ học Kinh, Thư, cổ sử Trung Quốc, Thi, Phú, không học các môn khoa học tự nhiên và khoa học thực nghiệm; phương pháp chủ yếu là luận giải những câu chữ khó hiểu, tán dương thi phú.
3) Nền giáo dục hư học như vậy làm mất bao nhiêu thời gian, làm cho giới trí thức chôn vùi cuộc đời theo khoa cử hay chốn văn chương, không thiết thực không còn thời gian mà suy nghĩ, hiến kế cho việc giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước.
B) khac:Tuy nhiên, việc phê phán hư học ở Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ cũng có nhiều điểm khác nhau:
1) Nguyễn Trường Tộ tập trung vào việc phê phán hư học với việc chỉ ra sự bất lực của hệ thống quan lại được đào tạo theo chế độ khoa cử không còn thích hợp để giải quyết những vấn đề sống còn của đất nước. Còn Fukuzawa Yukichi thì phê phán lối giáo dục cũ là nền giáo dục trống rỗng, không thực tế, không mang lại lợi ích thiết thực hàng ngày, cản trở công cuộc duy tân đang diễn ra ở Nhật Bản.
2) Điểm khác thứ hai là trong khi phê phán hư học, Nguyễn Trường Tộ thường lấy dẫn chứng xung quanh giáo dục theo chế độ khoa cử cũ để phê phán hay biểu dương còn Fukuzawa Yukichi thì thường lấy những dẫn chứng liên quan đến sự nghiệp phát triển kinh tế-thương mại của Nhật Bản ra phân tích. Nguyễn Trường Tộ đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh rằng, sản phẩm đào tạo của lối học cũ là đào tạo những quan lại giỏi thơ phú xưa những không biết thực thi sứ mệnh hiện tại của mình:“Tôi đã thấy nhiều quan lại nói năng hoạt bát, chuyện trên trời dưới đất thì thao thao bất tuyệt, thế mà đặt bút thảo một công văn giấy tờ thì phải nhờ thư lại”(6). Fukuzawa Yukichi thì so sánh những nhà Hán học (Nho học) với tầng lớp thị dân Nhật Bản để chứng minh tính hư học của nền giáo dục cũ: “Xưa nay ít có nhà Hán học nào giỏi việc nhà, hiếm cho chonin (dân thành thị) nào giỏi làm waka mà lại thành công trong chuyện buôn bán. Điều này chứng tỏ lối học hành đó chỉ nhằm những chuyện xa vời và không có ích trong đời sống hàng ngày”(7).