Quan hệ Campuchia với các nước Asean giúp mình với ạ
2 câu trả lời
Quan hệ Việt Nam - Campuchia là mối quan hệ song phương giữa 2 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia. Nó đã trở nên căng thẳng kéo dài trong suốt chiến tranh Việt Nam-Campuchia (1976-1990). Sau đó, cả 2 nước đã có những bước tiến trong việc tạo dựng mối quan hệ hữu nghị bền chặt. Đến năm 2012 bắt đầu xuất hiện những rạn nứt trong quan hệ Việt Nam - Campuchia với việc Campuchia gây chia rẽ các quốc gia ASEAN tại hội nghị AMM-45.
Việt Nam có chung đường biên giới dài 1.137km với Campuchia.[3] Trong lịch sử, đặc biệt là thời kỳ Nam tiến, Campuchia đã bị mất đất về tay Việt Nam và phải triều cống cho Việt Nam.[4] Vào thế kỉ XIX, cả 2 đều trở thành thuộc địa của thực dân Pháp và cùng với Lào tạo thành Đông Dương thuộc Pháp. Những nhà yêu nước của cả Việt Nam và Campuchia đã cùng cộng tác để chống Pháp trong chiến tranh Đông Dương (1945-1954) nhằm mục đích dành độc lập cho mỗi dân tộc[4], song lại bị những nhà dân tộc chủ nghĩa đối lập ở Campuchia, bao gồm vua tương lai Norodom Sihanouk, nghi ngờ là ý đồ thuộc địa hóa Campuchia của Việt Nam.
Trong những thời điểm này, nhà lãnh đạo Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk đã có những bức điện trao đổi qua lại với những lời lẽ tốt đẹp. Quốc vương Campuchia đã đã gửi tặng thuốc cho Hồ Chí Minh. Khi Hồ Chí Minh mất, tháng 9/1969, ông Norodom Xihanuc cùng phu nhân đã tới Hà Nội dự Lễ Truy điệu. Tại đây, ông phát biểu: “Được nhân dân kính mến, được bạn hữu khâm phục, được kẻ thù tôn trọng, Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật hoạt động chính trị và là lãnh tụ cao quý nhất của thế kỷ này... Trong thế giới tàn bạo này, Người đã đem lại cho chúng ta cũng như cho biết bao dân tộc khác những lý do để hy vọng”[5].
Trong Chiến tranh Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng lãnh thổ của Campuchia, 1 nước trung lập, để phát động các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam, cùng lúc với lực lượng Khmer Đỏ vốn đang là đồng minh Việt Cộng bấy giờ. Điều này là cái cớ cho Mỹ ném bom vào lãnh thổ Campuchia với lý do tiêu diệt Việt Cộng ẩn núp ở Campuchia, tuy nhiên cùng lúc đó lại làm chết 150.000 người Campuchia.[6] Với sự rút lui của quân Mỹ và việc cộng sản thắng lợi ở Việt Nam và Campuchia năm 1975, cả 3 nước Đông Dương đều đi theo chế độ cộng sản.[4]
Từ thập niên 1990, mối quan hệ giữa 2 nước đã được cải thiện. Cả 2 đều là thành viên của các tổ chức đa phương của vùng như ASEAN và Hợp tác Mê Kông-Sông Hằng. Cả 2 đều đang mở cửa và phát triển thương mại cửa khẩu và tìm cách nới lỏng các quy định về thị thực cho công dân 2 nước.[3] Cả 2 chính phủ của 2 nước đã đặt mục tiêu gia tăng thương mại song phương 27% lên mức 2,3 tỉ USD năm 2010 và 6,5 tỉ USD năm 2015.[3][7] Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 tỉ USD giá trị hàng hóa sang Campuchia năm 2007. Trong khi Campuchia chỉ là nhà nhập khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam thì Việt Nam lại là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Campuchia.[3]