qua bài thơ tự tình 2 của hồ xuân hương liên hệ đến vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa
1 câu trả lời
Hồ Xuân Hương được biết đến là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng bậc nhất nhất trong nền văn chương Việt Nam thời kì trung đại. Bà được mện danh là bà chúa thơ Nôm với những vần thơ thuần Việt nhưng lại có ý vị của sự sáng tạo, độc đáo, dám nghĩ, dám nói. Tinh thần văn chương của bà rất hiện thực, phản ánh cái tôi mạnh mẽ mà không phải người phụ nữ nào cũng dám nghĩ, dám lên tiếng và hành động
Tự tình là một trong những bài thơ nổi tiếng của bà. Bài thơ là tiếng nói đại diện cho những nỗi khát khao, những tâm tình nói lên tâm tư, tình cảm của rất nhiều người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Bài thơ là tiếng lòng của Hồ Xuân Hương và cũng là tiếng lòng chung của rất nhiều phụ nữ trong xã hội xưa, nhưng không phải ai cũng được như Hồ Xuân Hương, không phải ai cũng dám nói lên những tiếng nói chân thật nhất trong lòng mình, khi người phu nữ trong xã hội kia phải bị chịu kìm kẹp bởi nhiều cái được gọi là “nữ nhi thường tình”, “phận nữ nhi”, trong khi xã hội phong kiến lại nặng nề tư tưởng trọng nam khinh nữ. Những người phụ nữ không có nhiều quyền hạn trong chính gia đình mình chứ chưa nói gì đến bên ngoài xã hội. Không có tiếng nói, cuộc sống bị nhiều ép buộc, sắp đặt, thiếu tự do khiến cho họ có nhiều uẩn khúc trong lòng, và Hồ Xuân Hương đã giúp họ nói thay tiếng nói của họ:
Xem thêm: Văn nghị luận: Bình luận về sự nôn nóng
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Hồ Xuân Hương cảm nhận cuộc sống của mình qua những thanh âm rất buồn. Bà thấy vắng lặng trong tâm hồn vì nghĩ xót xa cho số phận của mình:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Một người phụ nữ mà đêm đã rất khuya vẫn trẳn trọc những thao thức, nghĩ suy, không thể nào chợp mắt được. Màn đêm buông xuống sau một ngày dài phải đối mặt với bao nhiêu chuyện, đêm về là lúc nghỉ ngơi, vậy mà trong lòng vẫn không được thanh thản. Tiếng trống canh dồn càng làm cho người phụ nữ thấy trong lòng như mang nặng những điều bất ổn. Cô đơn, lẻ loi, nghĩ mà đau thương cho số phận của một thân phận làm lẽ . Phận hồng nhan bạc thật, bạc bẽo vô cùng.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
Không ngủ được, thao thức mãi với những tâm tình như những cơn sóng lòng hết đợt này đến đợt khác cuộn cuộn mãi không dứt, khiến nhân vật trữ tình thấy sầu tủi, nỗi sầu muộn thống thiết không nguôi. Sầu quá, nhân vật trữ tình tìm đến rượu, thú tiêu sầu. Đây là một chi tiết rất bình thường nếu đặt trong hoàn cảnh của một người con trai nhưng đây lại là hoàn cảnh của một người phụ nữ, nữ nhi cũng mượn rượu tiêu sầu, quả là một người có bản lĩnh hơn đời . Một chút rượu thơm nồng cũng khiến cho người phụ nữ say trong những cơ mê, những cứ nghĩ say là sẽ quên đi được mà thành ra càng say lại càng tỉnh. Ai say mà lại nhìn nhận được bản thân một cách rõ rệt như thế. “Vầng trăng khuyết chưa tròn” không phải vầng trằng khuyết đâu mà trái tim cua người phụ nữ bị khuyết đi bởi những đớn đau phải chịu đựng trong đời:
Xem thêm: Bài đọc tham khảo Chọn bạn
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
Những câu thơ thật đắt giá với những tứ thơ thật sống đông và táo bạo. “Xiên ngang” – “Đâm toạc” đặt trong bối cảnh chung của câu thơ gợi lên những cảm giác về sự phản kháng, muốn được làm điều gì đó để giải thoát ra những cảm giác đớn đau, buồn bực trong lòng. Sức sống của nhân vật trữ tình cũng được thể hiện trong những câu thơ này. Nhưng rồi, nhân vật cũng nhanh chóng trở về những ý nghĩa của thực tại:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Cuộc đời thật lắm những bi ai. Xuân đi xuân lại không chỉ đơn thuần nói về sự cảm thán của thời thanh xuân tươi đẹp của mình bị mất dần đi, dần dần bị chôn vùi trong thời gian, qua những ngày tháng vô định mà câu xuân đi xuân lại lạ mang một thâm ý sâu sắc vô cùng. Phận làm lẽ, chịu cảnh chồng chung khiến cho Hồ Xuân Hương cảm thấy nhiều sự tổn thương. Chồng chung lúc người ta ở cùng mình, lúc người ta lại có người vợ khác. Xuân đi xuân lại lại đó là ý chỉ lúc có tình yêu lúc lại sống trong cô đơn, chừ đợi vô vọng.
Thân phận của đại đa số những người phụ nữ trong xã hội phong kiến là thế đấy. Lúc nào cũng phải sống và phân đấu theo những quý chuẩn “công dung ngôn hạnh”, rồi tư tưởng lưc nào cũng phải theo đạo lý “tam tòng tứ đức”. Sống một cuộc đời vì người khác, vì gia đình nhiều hơn vì mình. Nhưng những gì họ nhận lại là gì, là sự không công bằng, không được coi trọng xứng đáng. Và Hồ Xuân Hương đã nói lên hết những tâm tình của mình, là một lời phản kháng lại chế độ phong kiến xưa.
Thân ái gửi bạn