Phát biểu cảm nghĩ về bài bánh trôi nước Làm theo dàn ý này nhé Dàn ý Mbài: -Giới thiệu về tác giả -(m/ tả về bài thơ) Bài thơ miêu tả hình ảnh bánh trôi nước để nói về vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ -( tự thêm ý vào nhé) Thân bài: - tác giả miêu tả chiếc bánh trôi " Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non" - Bánh trôi đẹp đẽ vừa trắng, vừa tròn nhưng trôi nổi như lộn trong nước => Vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội, vẻ trong trắng, đẹp đẽ nhưng cuộc đời vất vả chìm nổi "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son" Chiếc bánh trôi dù rắn hay nát do tay người chế biến nhưng nó vẫn giữ nguyên bản chất vốn có của nó là "lòng son" vẫn ngon ngọt Từ đó, tác giả muốn nói về thân phận phẩm chất của người phụ nữ bấy giờ họ bị xã hội phong kiến chà đạp, khinh rẽ, coi thường => họ vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, chịu thương, chịu khó, đảm đang, giàu đức hi sinh -( thêm ý vào nhé) - - Kết bài: Cảm nhận chung về bài thơ Liên hệ về phụ nữ ngày nay so với thời XHPK Làm nhanh nhanh, giống dàn ý mình đưa nha

1 câu trả lời

Phát biểu cảm nghĩ về bài bánh trôi nước Làm theo dàn ý :

Bài làm:

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong tác phẩm nổi bật của bà là bài thơ “Bánh trôi nước”. Tác phẩm đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Khi đọc bài thơ, chúng ta có thể thấy được Hồ Xuân Hương đang miêu tả cách làm ra một chiếc bánh trôi. Hình ảnh chiếc bánh trôi hiện lên với màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo.Nhưng ẩn sâu bên trong hình ảnh đó, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Cách dùng cụm từ “thân em” mang dáng dấp của ca dao xưa:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Hoặc có thể là:
“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng"Dù là ca dao hay trong thơ Hồ Xuân Hương, việc mở đầu bằng cụm từ “thân em” đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.Tiếp đến, Hồ Xuân Hương cũng thật khéo léo khi sử dụng thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Dù vậy thì người phụ nữ vẫn luôn “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Đó là lời khẳng định về tấm lòng thủy chung, son sắc.Bài thơ đã gợi mở cho người đọc thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ từ ngoại hình đến tâm hồn. Cùng với đó là số phận vất vả, long đong của họ trong xã hội phong kiến. Từ đó, chúng em thêm cảm thông và trân trọng hơn những người phụ nữ xung quanh mình.Bánh trôi nước là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Bài thơ đem đến cho người đọc những ấn tượng, và càng thêm yêu mến thơ ca của Hồ Xuân Hương.

Chúc bạn học tốt.❤❤❤❤❤❤❤

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
13 giờ trước