Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

2 câu trả lời

Lại một mùa hè nữa đã đến! Tiếng ve cất lên rả rích giữa trưa hè oi ả khiến tôi nhớ đến mùa chia tay năm ấy – đó là thời điểm đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời tôi, ngày tôi chia tay bạn bè, thầy cô tiểu học để bước sang một ngôi trường mới, một thế giới mới – ngày chia tay tôi không thể nào quên.

            Trong tôi giờ đây còn in rõ hình ảnh của cuộc chia tay đầy âu lo và nước mắt ngày ấy, những giọt nước mắt vô tư của lũ học trò nhỏ xíu lần đầu tiên phải buồn nỗi buồn chia xa.

            Khi tiếng trống tan trường vang lên, những tưởng trong lớp vẫn sôi nổi, tràn đầy tiếng cười… Vậy mà chẳng ai ngờ lại có những giọt nước mắt vào phút cuối cùng. Bánh kẹo của buổi liên hoan vẫn đầy nguyên trên đĩa, chẳng ai muốn ăn, bởi chúng tôi đang cố tranh thủ từng phút, từng giây để được bên nhau trò chuyện, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, ôn lại những kỉ niệm và cùng nhau viết những trang lưu bút. Ngày hôm đó, cô giáo như cũng hoà mình với với lũ học trò nghịch ngợm. Cô đã cùng chúng tôi ca hát, tham gia những trò chơi và viết lưu bút cho chúng tôi nữa. Trong cái khoảnh khắc ấy, tôi thấy thời gian như chậm lại, và không chỉ riêng tôi trong lớp ai cũng mong vậy, chẳng ai nghĩ tới phút chia li. Nhưng cuộc đời là thế, có gặp gỡ ắt có chia xa, có hợp rồi sẽ tan, đó là chuyện vô cùng bình thường. Dẫu biết vậy nhưng sao trong giây phút ấy người ta lại lưu luyến nhau đến thế!

            Từng trang lưu bút như nhiều thêm những dòng chữ. Đúng là đến khi chia tay mới thấm thía hai chữ bạn bè, hai chữ thầy cô. Trong suốt thời gian học với nhau, chúng tôi vô tư đến lạ! Hờn dỗi vu vơ, trách móc nhau chỉ vì những lí do cỏn con để rồi đến ngày chia xa cứ sụt sịt nói lời xin lỗi. Bước ra khỏi cửa lớp, tiếng khóc bỗng vỡ oà, bước chân ai cũng như chùn lại, không nỡ đi tiếp, vẫn hàng cây ấy, ghế đá ấy, dãy phòng học đã ngả màu sơn, suốt năm năm gắn bó tôi thật không đành rời xa.

            Tiếng ve bỗng im bặt trong những vòm lá, gió thôi không thổi để những chiếc lá vàng thôi không xào xạc dưới chân lũ học trò chúng tôi. Khoảnh khắc ấy sao mà nghẹn ngào quá vậy…

            Dù buồn, dù tiếc nhưng ai cũng có một con đường riêng mà cuộc sống đã chỉ ra. Chúng tôi phải chia tay nhau thật rồi, mỗi đứa một nơi, không dám hẹn trước với nhau điều gì.

            Giờ đây, từng ngón tay lật từng trang lưu bút, tôi không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến giờ phút chia li hôm ấy. Những dòng khích lệ động viên của cô vẫn nhoè giọt nước mắt ngây thơ. Những dòng thơ mà bạn bè viết cho tôi dường như vẫn tươi màu mực tím:

Phượng hồng cho đỏ mắt ai

Bằng lăng tím ngát để hoài nhớ thương

Bâng khuâng áo trắng lên đường

Bước đi ngoảnh lại sân trường hoa rơi

            Tôi làm sao quên được cái ngày tôi chia tay bạn bè, thầy cô, cái ngày tôi rời mái trường tiểu học. Tôi bước đi mà sau lưng một sân trường thương nhớ vương đầy những cánh hoa rơi tan tác…

@danggiabao0

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

      Mở đầu bài thơ bằng câu thơ mang ý nghĩa chào hỏi, tác giả đã khéo léo gửi gắm tình cảm của mình vào từng câu chữ. Câu thơ như một tiếng reo hân hoan, mừng rỡ trong buổi hội ngộ sau một thời gian dài đằng đẵng xa cách.

      Cụm từ “Đã bấy lâu nay” gợi sự trắc trở về mặt thời gian, đó có lẽ là một khoảng thời gian dài xa cách, nay những người bạn già mới có dịp tề tựu cùng nhau. Cách gọi bạn là “bác” của Nguyễn Khuyến mang một sự ý nhị nhất định, vừa dân dã, thân quen, gắn bó lại vừa mang sắc thái tôn trọng, kính nể.

      Buổi hội ngộ của hai người bạn già thể hiện sự khăng khít trong tình bạn, dẫu trải qua bao thăng trầm thời gian, dẫu có những trở ngại về mặt địa lý thì tình bạn ấy vẫn vẹn nguyên giá trị. Một sự thoải mái trong cách xưng hô nhưng cũng không kém phần trang trọng, kính nể là minh chứng rõ nét nhất cho tình bạn ấy. Vỏn vẹn một câu thơ vừa gợi lên một tình bạn có bề dày về thời gian lại có bề sâu về sự gắn bó của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn Dương Khuê.

                                    “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

                                    Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

                                    Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

                                    Cải chửa ra cây, cà mới nụ

                                   Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

                                    Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

     Sáu câu thơ tiếp theo lần lượt được hiện ra như một phương thức nhà văn liệt kê hết những thiếu thốn của mình. Bằng chất văn hóm hình, sự thiếu thốn trong gia cảnh lần lượt được liệt kê như sự áy náy, nỗi lòng của nhà thơ vì không thể tiếp đón bạn một cách chu toàn. Một bữa ăn đãi bạn thật quá nhọc lòng bởi gặp những trở ngại về địa lý “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”. Khoảng cách đến chợ quá xa xôi lại không có con trẻ ở nhà để sai bảo nên một mâm cơm tươm tất ngày hội ngộ cũng không có để chiêu đãi. Câu thơ vừa mang sự hóm hỉnh lại như pha vào một chút áy náy, buồn tủi man mác vì không thể tiếp bạn thật chu toàn. Ông muốn mang tất cả những món ngon ra chiêu đãi bạn, ấy vậy mà không có món gì có thể chiêu đãi được.

Xem thêm:

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ bạn đến chơi nhà

Cảm nhận về cụm từ "ta với ta" trong bài qua đèo ngang và bạn đến chơi nhà

     Trở ngại địa lý khiến ông không thể đi chợ, thế nhưng những món ăn cây nhà lá vườn cũng là một thử thách. “Ao sâu, sóng cả khôn chài cá” nhà tuy có ao vườn, cá lại lắm nhưng ngặt nỗi ao sâu lại nguy hiểm, tuổi tác cũng không cho phép nhà thơ có thể bắt cá lên thiết bạn mình. Không có cá nhưng nhà lại có sẵn gà ấy thế mà “Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà” giữa khoảng vườn rộng rào lại thưa như thế hai người già làm thế nào có thể xoay xở được việc bắt gà một cách suôn sẻ. Một lần nữa ngậm ngùi vì cả cá lẫn gà đều không thể tiếp bạn, nhà thơ lại nghĩ ngay đến những thức rau quả nhà trồng.

      Thế nhưng sự thiếu thốn ngày càng được thể hiện rõ rệt, từ những món cao sang như cá, gà đến những món tầm thường, bình dị như cải, cà và cả bầu cũng không thể dùng để tiếp bạn chu đáo. Những câu thơ mang sắc thái hóm hỉnh như để thể hiện rằng nhà Nguyễn Khuyến không thiếu thứ gì nhưng thứ gì cũng đang độ dở dang, chưa chin.

      Cải mới gieo trồng lại chưa ra cây, cà thì có phần phát triển hơn nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức thành nụ. Bầu chỉ vừa rụng rốn nên chẳng thể chế biến món gì, mướp thì hãy còn đương độ ra hoa. Những thứ ông muốn đãi bạn trở nên đơn giản dần ấy vậy mà chẳng có thứ gì dùng được. Nhà thơ thật sự muốn tiếp đãi bạn một cách thân tình, những câu thơ như chất chứa sự bất lực, áy náy của ông khi những món ăn mong muốn đãi bạn lại chẳng có món nào có thể dùng được. Hoàn cảnh của ông bấy giờ thật sự không thể đáp ứng được những mong muốn sâu trong lòng ông. 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
10 giờ trước