phát biểu cảm nghĩ của bài ca dao sau:(viết thành văn) "Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"

2 câu trả lời

Ca dao là những bài hát ngắn đầy ý vị sâu xa, nó còn là lời khuyên nhẹ nhàng, chân tình và tha thiết. Trong ca dao, chữ “hiếu” là một vấn đề mà nhân dân ta quan tâm sâu sắc. Ai sinh ra mà không có cha mẹ, ai lớn lên mà không đƣợc hƣởng tình yêu của bố mẹ. Công lao của cha mẹ đối với con cái thật lớn lao. Nhiều câu ca dao đã thấm đƣợm điều đó: “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông” Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh “công cha” đƣợc ví với núi “ngất trời”, nghĩa mẹ đƣợc ví “ngời ngời biển Đông” . Ông cha ta đã khẳng định công cha, nghĩa mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, là ngọn núi cao, rất cao, càng nhìn càng cao “ngất” đến tận trời. Hình ảnh này gợi nhớ sự vô tận về chiều cao. Núi cao hay đó là công lao to lớn của ngƣời cha đối với những đứa con không thể đo đếm đƣợc. Ngọn núi cao chắc chắn chân phải rộng, rắn và chắc, nó rất lớn, rất sâu mới có thể đủ sức để ngọn núi cao ngất đến tận trời đƣợc. Từ hình ảnh đó ông cha ta muốn nói với chúng ta rằng: Công lao của ngƣời cha là vô cùng to lớn, đó là sự tận tâm, tận lực nuôi nấng, bảo ban, dạy dỗ cho con vào khuôn khổ để cho con trƣởng thành, ngƣời bố vững vàng sẽ là chỗ dựa vững chắc cho con khôn lớn, trở thành ngƣời có ích cho xã hội. “Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông” “Nghĩa mẹ” ở đây là tình cảm yêu thƣơng, sự chăm chút lo toan, dạy bảo con khôn lớn của ngƣời mẹ… Nghĩa mẹ đƣợc so sánh với “nước ngời ngời biển Đông”. “Ngời ngời” là dòng nƣớc sáng, rộng, lan tỏa, luôn ánh lên màu sáng lấp lánh, nƣớc biển Đông luôn trong sáng, không bao giờ cạn, không bao giờ hết cũng nhƣ tình mẹ yêu con là vô cùng, là vô tận. Dòng nƣớc mát dịu hay cả cuộc đời mẹ tắm mát cho tâm hồn con, là tình yêu thƣơng dạt dào để con mang theo khi đã trƣởng thành. Hay đó chính là dòng sữa ngọt thơm mẹ đã cho con từ khi bắt đầu chào đời, là dòng máu hồng tƣơi mẹ đã cho con suốt cả cuộc đời. Biển Đông sóng quanh năm vỗ bờ, có lúc nó hiền hòa êm dịu, có lúc dạt dào xô thuyền, những làn sóng hay lời mẹ ru êm ái, dịu hiền, là những câu hát mẹ dậy con vào những đêm trăng sáng, và có lẽ cả những lời quát mắng giận dữ khi con mắc lỗi lầm… tất cả là tình yêu thƣơng sâu sắc mẹ đã giành cho con. Nƣớc biển mặn hay đó là vị mặn của cuộc đời mà mẹ phải trải qua để cho con đƣợc khôn lớn, vị mặn ấy có phải là những giọt nƣớc mắt trào dâng trong đôi mắt quầng sâu của mẹ, khi vui, khi buồn, khi lo lắng vì con… Công cha nghĩa mẹ thật lớn lao, không sao nói hết. Biết bao bài ca dao cũng ngợi ca công lao của cha mẹ nhƣ vậy: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Hay: “Công cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”Cùng là biện pháp so sánh song hình ảnh so sánh đƣợc nói khác đi. Tuy vậy những bài ca dao trên vẫn chỉ là nhấn mạnh công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, những bài ca dao trên giúp chúng ta hiểu thêm về cha mẹ của mình, nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con phải giữ tròn chữ hiếu. Hãy làm tất cả những gì có thể làm đƣợc để đền đáp công lao sinh thành dƣỡng dục của cha mẹ: “Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

** Bạn tham khảo dàn ý và bafiv iết dưới đây nhé **

* Dàn ý

A. Mở bài

 - Giới thiệu về bài ca dao

 - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

 - Sử dụng phép so sánh để diễn đạt công lao của cha mẹ "công cha - núi ngất trời", "nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông", so sánh với tự nhiên có tầm vóc lớn lao nhằm khẳng định công ơn cha mẹ.

- Nhấn mạnh công lao nuôi nấng con cái thông qua "cù lao chín chữ": Sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.

- Từ đó răn dạy con người phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, hết lòng phụng dưỡng, chăm sóc, đặt chữ hiếu lên hàng đầu, chớ để cha mẹ phải buồn lòng.

C. Kết bài

  - Nêu cảm nghĩ

** Bài viết tham khảo

Nếu hỏi tình cảm gì quan trọng, thì chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ nói đó là tình cảm gia đình, cha mẹ. Từ nhỏ đã được nghe trong lời ru của mẹ

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"

Bài ca dao như nhắc nhở chúng ta về công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Hai câu đầu bài ca dao nói về công lao, so sánh công lao của cha với "núi ngất trời" và công lao của mẹ với "nước ngoài Biển Đông". Những hình ảnh núi và biển đều là những thứ vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Câu cuối cùng tác giả dân gian nhắc nhở con cái phải nhớ công ơn to lớn và cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.

Qua bài ca dao, chúng ta càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành của bố mẹ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm