phân tích yếu tố thời cơ trong cách mạng 8/1945

2 câu trả lời

Ðến cuối năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra và lan rộng khắp châu Âu. Tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mau lẹ, Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 7 (11-1940) đã được tổ chức tại Ðình Bảng (Bắc Ninh), Hội nghị nhận định về thời cơ của cách mạng Việt Nam: Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Ðảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: Lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Ðông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập.

Năm 1940, phát-xít Ðức tiến công nước Pháp, Pa-ri đã thất thủ rơi vào tay quân Ðức, còn ở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, hai đế quốc Nhật - Pháp tranh nhau miếng mồi Ðông Dương. Phân tích về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát-xít và Ðồng minh, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách mạng sắp xuất hiện

Ngày 9-3-1945, phát-xít Nhật đảo chính Pháp, kéo theo đó là tình trạng khủng hoảng chính trị ở Việt Nam. Ngay lập tức Ban Thường vụ Trung ương Ðảng đã họp và đưa ra những nhận định khách quan về thời cơ khởi nghĩa đang đến rất gần: "Những cơ hội tốt đang giúp cho những điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi"; và ra Chỉ thị: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Ðảng quyết định phát động cao trào chống Nhật cứu nước.

Khi phát-xít Nhật đầu hàng Ðồng minh (13-8-1945), Ðảng ta khẳng định, tình thế cách mạng đã xuất hiện, đây là cơ hội giải phóng dân tộc ngàn năm có một: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Cả dân tộc theo tiếng gọi của Người, nhất tề đứng lên khởi nghĩa, chỉ trong chưa đầy nửa tháng, các địa phương trong cả nước đã giành thắng lợi. 

- Thời cơ là thời gian, điều kiện, hoàn cảnh chủ quan, khách quan thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc gì đó. Trong chiến tranh, vấn đề thời cơ là vấn đề quan trọng. Bởi vì, bên nào nắm được thời cơ thì chắc chắn bên đó sẽ giành được thắng lợi.

- Và khi đánh giá về thời cơ trong Cách mạng tháng Tám, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ "Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được". Ngay cả Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Lúc này, thời cơ đã đến, dù phải hy sinh đến đâu, dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành được độc lập”.

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì thời cơ trong cách mạng hay tình thế cách mạng có ba nhân tố chủ yếu sau:

+ Thứ nhất: Giai cấp thống trị đã suy yếu, khủng hoảng đến mức không thể tiếp tục thống trị bằng những phương thức cũ được nữa. Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh

+ Thứ hai: Các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị bần cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã gay gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới hành động giải phóng. Đảng và quần chúng nhân dân đã có 15 năm chuẩn bị những điều kiện về chính trị, vũ trang, căn cứ địa cách mạng,...

+ Thứ ba: Tầng lớp, bộ phận trung gian, những người tri thức yêu nước có tư tưởng dân chủ tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngả về phía cách mạng, tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Đội tiên phong của cách mạng, tức Đảng lãnh đạo đã sẵn sàng lãnh đạo cách mạng.

=> Hội đủ những điều kiện đó, về cơ bản tình thế cách mạng đã chín muồi. Đây là thời cơ "ngàn năm có một", cách mạng tháng Tám đã diễn ra và giành thắng lợi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
12 giờ trước