Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của bà tú trong bài tgow thương vợ

1 câu trả lời

$#thanhthien$

- Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của bà Tú (2 câu luận)

   Trần Tế Xương tên hay gọi là Tú Xương là một nhà văn đa tài nhưng ông lại lận đận với con đường thi cử, sau 20 năm thi cử ông chỉ đỗ được tú tài. Đối với ông cái chức tú tài đó là một nỗi nhục, chính vì thế ông tự ông đã biến mình đứa con đặc biệt của bà Tú – vợ của ông. Và để bày tỏ lòng biết ơn của ông đối với bà Tú ông đã sáng tác nên bài thơ ‘’Thương Vợ’’ nhằm thể hiện sự tự hào và trân trọng với người vợ tần tảo ‘’một nắng hai sương’’

 

  Đến với hai câu luận dường như ông Tú đã cho chúng ta thấy rõ hơn những đức tính, phẩm chất cao đẹp của bà Tú:

                       ‘’Một duyên hai nợ âu đành phận,

                         Năm nắng mười mưa dám quản công.’’

 ‘’Một duyên hai nợ’’ bà Tú lấy ông Tú chỉ vì một duyên nhưng đến tận hai nợ, bà Tú ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên ‘’âu đành phận’’ và không chỉ có bà Tú ông Tú cũng ý thức được mình là gánh nặng mà bà Tú phải gánh chịu. Thành ngữ ‘’năm nắng mười mưa’’, ‘’dám quản công’’ thể hiện đức hy sinh thầm lặng mà cao quý vì chồng vì con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại. Và dường như hình ảnh của bà Tú cũng khá quen thuộc với hình ảnh người bà trong bài thơ ‘’Bếp lửa – Bằng Việt’’ khi những người phụ nữ họ đều muốn chăm lo chu toàn cho con, cho cháu và cho chồng.

   Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú, ngôn ngữ thơ bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày, hình ảnh thơ giàu tính dân gian mang nhiều ý nghĩa. ‘’Thương vợ’’ là bài thơ trự tình đặc sắc của Tú Xương khi nói về vợ, người phụ nữ xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam.

  Và Tú Xương sẽ mãi là cây viết sống mãi trong lòng độc giả mỗi khi nhắc đến một tác giả viết về người phụ nữ tần tảo chịu thương với những hình ảnh vô cùng giản dị nhưng đầy cảm xúc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm