Phân tích vai trò , trách nhiệm của người bán sức lao động
2 câu trả lời
Nói lên quyền kiểm soát người sử dụng lao động đối với quá trình thực hiện công việc của người lao động, bao hàm nhiều khía cạnh, có tính chất toàn diện của người sử dụng lao động. Nội dung của quyền quản lý lao động gồm quyền tuyển chọn, phân công, sắp xếp, điều động, giám sát, xử phạt,…đối với người lao động. Tuy nhiên, mọi hoạt động thuộc hành vi quản lý của người sử dụng lao động phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, đồng thời người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi quản lý của mình.
+ Họ được thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản;
+ Họ thực hiện quyền kiểm soát với tư cách là người mua sức lao động;
+ Họ thực hiện quyền năng pháp lý do pháp luật trao cho;
+ Xét ở góc độ chung nhất là có tính chất tự nhiên là họ phải thực hiện hành vi quản lý, sản xuất, cái không thể thiếu trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Điều này không chỉ đúng với nguyên lý điều khiển mà còn liên quan đến mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh
Một người lao động hay 1 người bán sức lao động ( người thợ hay nhân công) là người làm công ăn lương, đóng góp lao động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ (người sử dụng lao động) và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng.