Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích dưới đây: [...] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, ca khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rồi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc... Một ngày anh chưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi... cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”... Những đêm nhớ con, .... anh lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra...Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trồi lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. Đừng lấy trên mạng xuống nhé mng mình cảm ơn nhiều ạ

1 câu trả lời

Chúng ta chắc hẳn đã đọc khá nhiều câu chuyện, bài thơ về chủ đề tình cảm mẹ - con nhưng tình cảm cha- con thì khá ít. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã chọn đề tài này để viết nên câu chuyện của mình. Câu chuyện nói về tình cảm cha - con giữa ông Sáu và bé Thu. Đọc câu chuyện khiến cho nhiều người không thể nào kiềm được nước mắt. Và đoạn tình cam rcuar ông Sáu dành cho con sâu sắc nhất chắc chắn là đoạn ông ở chiến khu và nhớ về cô con gái ở nhà và làm ra chiếc lược ngà.

Những ngày ông Sáu ở nhà thì bé Thu không nhận cha, khiến ông trong lòng rất hụt hẫng và buồn phiền. Chỉ vì vết sẹo trên mặt khiến cho ông không giống như người trong bức ảnh mà đứa con hay xem. Ông đã tìm mọi cách đề gần gũi yêu thương nhưng đều bị bé Thu gạt đi. Phải đến ngày ông sắp lên đường vào lại chiến trường thì bé Thu mới nhận và ôm chầm lấy ba và không cho ba đi. Chắc hẳn hình ảnh ông Sáu ôm và hôn lên tóc con khiến cho những người đọc không thể nào quên được.

Khi ông vào chiến trường, dù có chiến đấu ác liệt đến thế nào đi chăng nữa. Nhưng những lúc ông nghỉ ngơi thì đều nhớ về đứa con gái của mình. Và ông đã muốn làm một món quà để tặng con gái. Ông vất vả chạy vào rừng sâu để tim và nhặt được khúc ngà để làm một món quà ý nghĩa cho bé Thu. Ông làm một chiếc lược ngà cho bé Thu, từng chiếc răng lược đều được ông làm rất tỉ mỉ và thận trọng. Ông dành tất cả tình yêu thương của mình để làm chiếc lược. Trên chiếc lược còn khắc dòng chữ " Yêu nhớ tặng Thu con của ba".  Mỗi khi nhớ đến con ông lại đem ra nhìn ngắm và ôm chặt trong tay. Và sự mong ngóng ngày gặp lại bé Thu và được chính tay tặng cho con chiếc lược này lại lớn lao hơn bao giờ hết. 

Nhưng chiến tranh thì không ai có thể biết trước được, vào một lần ông bị đạn găm vào ngực trong phút cuối cùng ông chỉ muốn trao lại chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng của mình. Ông không thể ở bên con bé được nữa nhưng chiếc lược ngà sẽ theo con bé, cũng như ông sẽ luôn dõi theo. 

Tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu thật sâu đậm, khiến cho chúng ta có nhiều suy ngẫm. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm