phân tích tác dụng của biện pháp tu từ bài thơ qua đèo ngang ( viết thành 1 đoạn văn)
2 câu trả lời
Bước qua đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. => Điệp ngữ: vẻ um tùm, rậm rạp của cỏ cây
Lom khom dưới núi tiều vài chú, => Đảo ngữ : Nhấn mạnh sự đìu hiu, vắng vẻ, man mác buồn. nhấn mạnh sự thưa thớt của con người giữa nơi thiên nhiên
Lác đác bên sông rợ mấy nhà. => Đảo ngữ: Nhấn mạnh sự đìu hiu, vắng vẻ, man mác buồn. nhấn mạnh sự thưa thớt của con người giữa nơi thiên nhiên
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc, => Phép đối ( ở từ cặp từ in đậm, nghiêng, gạch chân): Khắc họa đậm nét tâm trạng nhớ, thương. Và chơi chữ ''Cuốc cuốc'' = quốc = nước, tạo nhịp điệu cân đối cho câu thơ
Thương nhà, mỏi miệng cái da da. => Phép đối ( ở từ cặp từ in đậm, nghiêng, gạch chân): Khắc họa đậm nét tâm trạng nhớ, thương. Và chơi chữ '' da da'' = nước nhà, tạo nhịp điệu cân đối cho câu thơ
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước, => Liệt kê:Chỉ ra khoảng không gian vũ trụ rộng lớn đang bao trùm lấy nhân vật trữ tình
Một mảnh tình riêng, ta với ta. => Điệp ngữ :Sự cô đơn, lẻ bóng, hiu quạnh
-Cả bài sử là dụng ý ẩn dụ thể hiệu cho nỗi lòng của tác giả.
Tác dụng: Nói lên được cảnh quan thiên nhiên ở đèo ngang đẹp và hoang sơ có sự sống của con người nhưng thưa thớt và nhỏ bé chìm trong sự hùng vĩ của thiên nhiên. Đồng thời thể hiện sự cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.
Trong hai câu thơ:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Bà huyện Thanh Quan đã sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ: chơi chữ đồng âm - đồng nghĩa, nhân hóa, đối và đảo ngữ.
Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả. Đèo Ngang xưa kia vốn là ranh giới ngăn cách đất nước ta trong một thời gian dài tạo ra hai khu vực riêng biệt Đàng Trong - Đàng Ngoài. Khi làm bài thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã từ giã quê nhà là thành Thăng Long để lên đường vào Huế. Rời Đèo Ngang đây là bà rời Đàng Ngoài xưa để bước vào nơi Đàng Trong. Nỗi buồn sầu phải rời xa quê hương cùng với lịch sử xa xứa của Đèo Ngang đã khiến tâm hồn đa cảm của nữ sĩ đã khiến bà viết nên hai câu thơ thật buồn.
Nơi Đèo Ngang heo hút, sự sống con người vắng vẻ và xơ xác. Nhiều hơn là sự hòang dã của cỏ cây muông thú. Tiếng chim cuốc và chim đa đa vang lên khiến bà chạnh lòng nghĩ đến nỗi buồn riêng. Tiếng kêu của hai loài chim dược liên tưởng đồng âm với hai danh từ “quốc” và “gia” nên thành loài chim “quốc quốc” và “gia gia”. Mặt khác, “quốc” có nghĩa là “hước” và “gia” có nghĩa là “nhà” vậy nên có sự tương ứng giữa nỗi buồn đau được nhân hóa của mỗi loài vật với tên gọi và tiếng kêu của chúng: con quốc đau lòng nhớ nước, con gia gia mỏi miệng thương nhà. Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ.
Chẳng những vậy, hai câu thơ còn sử dụng phép đảo ngữ và phép đốì. Theo cách viết thông thường, hai câu thơ trên sẽ được viết là: con quốc quốc nhớ nước đau lòng, cái gia gia thương nhà mỏi miệng (kêu). Nhưng nay, những động từ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình đều được đảo lên phía đầu câu thơ đồng thời hai câu thơ có đối nhau rất nhịp nhàng: “Nhớ nước” - “Thương nhà”, “đau lòng” - “mỏi miệng”, “con quốc quốc” - “cái gia gia”. Điều đó góp phần quan trọng nhấn mạnh, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong hai câu thơ.