Phân tích mối quan hệ giữa an sinh xã hội với hội nhập quốc tế
1 câu trả lời
Để mọi thành viên trong xã hội được thụ hưởng những điều kiện tối thiểu cần thiết để vươn lên, cần phải có sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và nhân khẩu. Nói khác đi, tái cơ cấu nền kinh tế cần một “cột chống” của ASXH. Bởi có kiện toàn chế độ ASXH, bảo đảm xã hội[1] mới là điều kiện trọng yếu để bảo đảm cho quá trình tái sản xuất sức lao động, quá trình tiêu dùng; là điều kiện để điều chỉnh kết cấu kinh tế, khống chế sự gia tăng dân số quá mức, giảm áp lực dân số, xúc tiến sự công bằng xã hội, từ đó xúc tiến phát triển kinh tế.Phát triển kinh tế cần phải kiện toàn chính sách ASXHQuan sát quá trình lịch sử phát triển về lí luận kinh tế học phát triển của một số quốc gia đang phát triển, chúng ta phát hiện một số triết lí sau:Thứ nhất, phát triển kinh tế không đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế.Tăng trưởng kinh tế là chỉ một quốc gia hay một khu vực, trong một thời gian nhất định, có sự tăng lên về sản phẩm và dịch vụ; phát triển kinh tế là chỉ cùng với sự tăng trưởng về sản phẩn và dịch vụ mà có sự biến đổi về kết cấu chính trị, xã hội, kinh tế. Những thay đổi này bao gồm những biến đổi nội tại của các vấn đề như y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, mô thức tiêu dùng, trạng thái phân phối, tỉ trọng các ngành nghề, kết cấu đầu tư. Như vậy có thể nói, tăng trưởng kinh tế là phương tiện, phát triển kinh tế là mục đích, nói khác đi tăng trưởng kinh tế là cơ sở để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế là kết quả của tăng trưởng kinh tế. Điều đó có nghĩa là không có sự tăng trưởng thì không có sự phát triển, thế nhưng không phải bất cứ sự tăng trưởng kinh tế nào cũng có có yếu tố phát triển.