Phân tích câu thơ cuối bài tiếng gà trưa vd: Phân tích : thời điểm + Buổi nắng trưa bên xóm nhỏ + Trên đường hành quân xa - Âm thanh tiếng gà trưa bình dị quen thuộc của làng quê . Gợi lên trong lòng cảm xúc của người chiến sĩ bảo cảm xúc lạ + " Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi nghe gọi về tuổi thơ - Điệp từ " này " + Cuộc sống hiền hòa , bình dị . Tình cảm gắn bó, thân thương + Cháu tò mò xem gà đẻ trứng để bị bà chửi . Một câu chửi yêu xuất phát từ tình yêu thương bà cháu
1 câu trả lời
Trong khổ cuối của tác phẩm “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh, nhà thơ có viết:
"… Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi! Cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
Bài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên phạm vi cả nước. Trong hoàn cảnh khốc liệt ấy, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã lên đường với khí thế “xẻ dọc Trường Sơn” đi đánh Mĩ. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là người chiến sĩ trẻ đang cùng đông đội lên đường vào miền Nam chiến đấu. Tiếng gà trưa trên đường hành quân đã gợi nhớ những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. Khổ cuối là lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm to lớn như lòng yêu xóm làng, yêu Tổ quốc đều được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc như lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Điệp từ “vì” lặp lại bốn lần nhằm nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Những lí do anh đưa ra rất giản dị, tự nhiên: vì tiếng gà, vì bà, vì xóm làng, vì Tổ quốc. Tình cảm ấy bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị, tình cảm gia đình với những kỉ niệm mộc mạc, đáng yêu. Điều đó giúp vun đắp và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.