Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1 : Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl? A. CaO, Na2O, SO2 B. FeO, CaO, MgO C. CO2, CaO, ZnO D. MgO, CaO, NO Câu 2 : Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước? A. CaO, CuO, SO3, Na2O. B. CaO, N2O5, K2O, CuO. C. Na2O, BaO, N2O, FeO. D. SO3, CO2, BaO, CaO. Câu 3: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. Ag, Fe, Mg B. Fe, Cu, Al C. Al, Mg, Zn D. Zn, Cu, Mg Câu 4: Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây? A. Làm quì tím chuyển sang màu xanh B. Tác dụng với axit C. Tác dụng với dung dịch oxit axit D. Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ Câu 5: CO2 không phản ứng với chất nào trong các chất sau? A. dung dịch NaOH B. dung dịch Ca(OH)2 C. CaO D. dung dịch HCl Câu 6: Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm? A. Al và H2SO4 loãng B. NaOH và dung dịch HCl C. Na2SO4 và dung dịch HCl D. Na2SO3 và dung dịch H2SO4 Câu 7 : Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế khí H2 ? A. Al và H2SO4 loãng B. Al và H2SO4 đặc nóng C. Cu và dung dịch HCl D. Fe và dung dịch CuSO4 Câu 8: Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ? A. CaO, CuO B. CO, Na2O C. CO2, SO2 D. P2O5, MgO Câu 9: Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống? A. CaCO3 B. NaCl C. K2CO3 D. Na2SO4 Câu 10: Phản ứng giữa dung dịch HCl và NaOH là phản ứng A. Hóa hợp B. Trao đổi. C. Thế D. Phân hủy Câu 11: Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng: A. Na2O + NaOH B. Cu + HCl C. P2O5 + H2SO4 loãng D. Cu + H2SO4 đặc, nóng Câu 12: Axit sunfuric loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây? A. Zn, CO2, NaOH B. Zn, Cu, CaO C. Zn, H2O, SO3 D. Zn, NaOH, Na2O Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) : a/ Cho các chất sau: CaO, SO2, HCl, NaOH, P2O5, H2SO3, Na2O, Ca(OH)2. Hãy cho biết chất nào thuộc oxit bazơ, oxit axit, bazơ, axit, muối? b/ Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: (4) (3) (2) (1) S -> SO2 -> SO3 -> H2SO4 -> MgSO4 Câu 2 (2 điểm) : Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl. Câu 3 (3 điểm) : Biết 8 gam CuO phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch axit clohiđric. a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng. b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit cần dùng.

1 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: C

Câu 4: D

Câu 5: D

Câu 6: D

Câu 7: A

Câu 8: C

Câu 9: A

Câu 10: B

Câu 11: D

Câu 12: D

Câu 1: oxit axit: SO2, P2O5

oxt bazơ: CaO, Na2O

Axit: HCl, H2SO3

Bazơ: Ca(OH)2, NaOH 

S + O2---> SO2

2SO2 + O2---> 2SO3

SO3 + H2O---> H2SO4

H2SO4 + MgO---> MgSO4 + H2O

Câu 2: -Trước tiên dùng quỳ tím để phân biệt từng chất:

+Nếu quỳ tím hóa đỏ=> HCl

+Nếu quỳ tím hóa xanh: NaOH

+Nếu quỳ tím không đổi màu: Na2SO4, NaCl

-Tiếp theo dùng dd BaCl2 để nhận biết NaCl và Na2SO4:

+Nếu xảy ra kết tủa=> Na2SO4

+NaCl không tác dụng được với BaCl2

PTHH: BaCl2 + Na2SO4---> BaSO4 + 2NaCl

Câu 3: a) CuO + 2HCl---> CuCl2 + H2O

               0.1      0.2             0.1          0.1   (mol)

Số mol của 8 gam CuO:

8 : 80 = 0.1 (mol)

-Khối lượng của 0.1 CuCl2:

0.1 . 135 = 13.55 (g)

b) Khối lượng chất tan của dd HCl:

0.2 . 36.5 = 7.3 (g)

Nồng độ phần trăm của dd HCl:

7.3 : 200 . 100% = 3.65 %

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm