PHẦN I. Đọc – hiểu văn bản( 3,5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Ông ra vườn nhặt nắng Tha thẩn một buổi chiều Ông không còn trí nhớ Ông chỉ còn tình yêu (Ra vườn nhặt nắng - Nguyễn Thế Hoàng Linh) Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2. Chỉ ra từ ghép, từ láy trong đoạn thơ? Câu 3. Nêu ý nghĩa nhan đề “ra vườn nhặt nắng”? Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Câu 5. Em có suy nghĩ gì về hình ảnh: “Ông không còn trí nhớ Ông chỉ còn tình yêu” PHẦN II. Tập làm văn( 6,5 điểm) Câu 6( 2 đ): Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng thành ngữ ( Gạch chân dưới thành ngữ đó) triển khai câu chủ đề sau: Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Câu 7( 4,5đ): Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh

2 câu trả lời

1.

- Thể thơ: 5 chữ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2. 

- Từ láy: tha thẩn

- Từ ghép: buổi chiều, trí nhớ, tình yêu

3.

- Ý nghĩa nhan đề

+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó, thân thiết với thiên nhiên

+ Gợi lên một không gian gần gũi, thân thuộc, yên 

+ Thể hiện cái nhìn hồn nhiên đáng yêu của trẻ thơ về hình ảnh người ông ra vườn nhà gom nhặt nắng – trong trạng thái thơ thẩn, mất trí nhớ. 

4.

- Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ:

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nhặt nắng"

+ Điệp từ: "ông"

- Tác dụng:
+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: gợi tả cách nhận ngây thơ, trong trẻo của cháu về nắng – cái điều bình dị, thân thương mà ông tha thẩn nhặt trong cảm nhận của cháu.
+ Phép điệp từ khẳng định tình yêu ông dành cho cháu không bao giờ thay đổi kể cả khi ông đã mất hết trí nhớ.Tình yêu ông dành cho cháu vô cùng
mãnh liệt.

+ Các biện pháp tu từ trên đã góp phần bộc lộ cái nhìn ấm áp, yêu thương, kính trọng, biết ơn sâu nặng của người cháu đối với ông của mình và cũng chính là đối với khung trời tuổi thơ tươi đẹp một thời.

+ Các biện pháp nghệ thuật làm cho đoạn thơ giàu tính nhạc, giàu nhịp điệu, tạo hình ảnh phong phú, hấp dẫn người đọc người nghe.

=> Qua đó góp phần bộc lộ cái nhìn ấm áp, yêu thương, kính trọng, biết ơn sâu nặng của người cháu đối với ông của mình và cũng chính là đối với khung trời tuổi thơ tươi đẹp một thời

5.

Hình ảnh đối lập "Ông không còn trí nhớ/Ông chỉ còn tình yêu" nhằm nhấn mạnh

+ Điều còn lại duy nhất mà tuổi tác, trí nhớ, thời gian không bao giờ lấy đi được ở người ông chính là tình yêu thương.
+ Tình yêu thương ở người ông trong đoạn thơ chính là tình cảm thiêng liêng, bền vững nhất cần có ở mỗi người.
+ Giáo dục chúng ta phải biết trân trọng yêu quý ông của mình dù có chuyện gì xảy ra.

vote cho chị 5* và ctlhn nha bé!!!

Chúc em học tốt, năm mới vui vẻ!!!

Câu 1 : PTBĐ chính: biểu cảm

Thể thơ 5 chữ

Câu 2 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm