Phần I: (7 điểm): Cho đoạn thơ: “Bếp Hoàng Cần ta dụng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm” 1. Khổ thơ trên năm trong tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm nêu trên được, (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập một - Trang 132) sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của khổ thơ là gì? 2. Em hiểu gì từ láy “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chê, đường xe chạy” 3. Khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích - dụng của các biện pháp tu từ ấy. 4. Bằng một đoạn văn tổng-phân-hợp khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu sắc và niềm lạc quan của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Lưu ý, đoạn có sử dụng một câu ghép và một thành phân biệt lập (gạch chân dưới câu ghép và thành phần biệt lập, chú thích rõ). Phần II (3 điểm): Cho đoạn trích sau : “Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe, Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan – x păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét hoa mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. » (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) 1. Lời của anh thanh niên trong đoạn văn trên là lời đối thoại hay độc thoại? Vì sao ? 2. Theo em, tại sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong truyện 3. Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa) đã vượt lên cuộc sống khó khăn, gian khổ không chỉ bằng lí tưởng sống cao đẹp mà còn bằng tinh thần lạc quan, yêu đời. Từ văn bản kể trên cùng với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ mình về sức mạnh của tinh thần lạc quan bằng một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi).

1 câu trả lời

Bạn tham khảo nhé:

I.

1.

Khổ thơ trên nằm trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

Của "Phạm Tiến Duật"

HCST: st trong thời kì kháng chiến chống Mĩ , được in trong tập "vầng trăng quầng lửa" (1969)

2.

Từ “chông chênh” ở câu “Võng mắc chông chê, đường xe chạy” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững cãi. Trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì từ “chông chênh” gợi sự nguy hiểm. Đây là một nét vẽ hiện thực mà Phạm Tiến Duật tái hiện lại cuộc đời gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn.

3.

BPTT điệp ngữ "lại đi"

-> Tác dụng: nhấn mạnh ý chí quyết tâm, không ngừng vươn lên của đoàn xe chiến sĩ. Đồng thời ngợi ca tấm lòng của các chiến sĩ, hết lòng hi sinh vì Tổ quốc hòa bình độc lập

BPTT đảo ngữ "bếp Hoàng Cầm" ; "chung bát đĩa"

-> Tác dụng: Nhấn mạnh sự tạm bợ, gian khổ mà các chiến sĩ ngoài thao trường phải gánh .Qua đó lại tăng thêm tình nghĩa anh em khi "là gia đình ", có phúc cùng hưởng có nạn cùng chịu

4.

Tình đồng chí, đồng đội và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của các chiến sĩ luôn là đề tài quen thuộc trong thơ ca kháng chiến. Nổi bật trong số các tác phẩm là bài thơ " bài thơ về tiểu đội xe không kính " của phạm tiến duật". Họ là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước. Hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội " Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống cháy bỏng trong họ. Ác liệt của chiến tranh là thế nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, vẫn ngời ngời sức trẻ " Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" hay " Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi". Họ quả thật là những con người anh dũng, đáng để thế hệ trẻ chúng ta noi theo!

câu ghép: Họ là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.

thành phần biệt lập - thành phần cảm thán: Họ quả thật là những con người anh dũng, đáng để thế hệ trẻ chúng ta noi theo!

II.

1.

Lời của anh TN trong đoạn văn là lời đối thoại

Vì đây là hình thức đối đáp, lời đối thoại giữa anh TN và ông họa sĩ

2.

Theo em, tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm vì tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước

3.

Trong cuộc sống bộn bề của xã hội rất cần có tinh thần lạc quan. Vậy lạc quan là gì? Lạc quan chính là thái độ sống an nhiên, điềm tĩnh, tích cực, có niềm tin hi vọng trước mọi sự việc và tình huống trong cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan luôn biết nhìn nhận sự việc một cách tích cực, luôn hướng về phía ánh sáng mặt trời của niềm hi vọng. Họ luôn nhìn thấy niềm tin, tia hi vọng trong sự đau khổ, thất bại. Có lạc quan, ta sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng thanh thản hơn. Và điều quan trọng, khi gặp những khó khăn trở ngại trong cuộc sống thì tinh thần lạc quan là điều tất yếu, tinh thần lạc quan sẽ giúp chúng ta vượt qua những chướng ngại ấy để vươn tới thành công. Giữ một tinh thần lạc quan, bạn sẽ luôn bình tĩnh đón nhận sự việc, thử thách từ đó mà sáng suốt đưa ra sự lựa chọn, cách giải quyết đúng đắn. Gặp bất kì chuyện gì, lạc quan sẽ giúp bạn hoàn thành dễ dàng hơn, hăng say hơn, vì bao giờ làm việc trong tiếng cười cũng đạt hiệu quả hơn làm việc trong nỗi buồn, giọt nước mắt. Trên thực tế thì " trong mười chuyện ở đời thì có đến tám chính chuyện ta không vừa ý " như ông tổng thống Mĩ Abraham Lincoln đứng trước hàng ngàn thất bại, ông vẫn không hề nhụt chí mà luôn hướng đến tương lai để rồi trúng cử tổng thống nhiệm kì thứ 16 của Mĩ. Ngược lại với tinh thần lạc quan là bi quan, khác nhau một chữ mà ý nghĩa lại cách nhau một vực. Bởi người lạc quan luôn biết phấn đấu, rèn luyện bản thân tỏng mọi hoàn cảnh thì người bi quan lại dễ dàng từ bỏ, đầu hàng trước số phận thử thách. Từ đó mà họ đã tự mình cắt đứt sợi dây hạnh phúc, thành công của bản thân. Nghichj cảnh, khó khăn là nhằm tôi luyện ý chí, tinh thần , họ không nhìn ra điều đó mà lại chỉ thấy mặt tiêu cực của nó thôi, thế nên sự nghiệp của những người có tính bi quan sẽ không tài nào phát triển, nở hoa được. Hành trình cuộc sống ví như một chuyến đi, nếu vác tất cả u sầu trên vai, con đường sau này của bạn sẽ đi thế nào được ? Hãy tổ chức tang lễ cho những gánh nặng cũ ấy đi, chôn vùi nó thật sâu, để hành trang của bạn nhẹ nhõm hơn, cuộc sống thoải mái hơn , hạnh phúc hơn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
18 giờ trước