Phần I (6,5 điểm): Trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", tác giả Phạm Tiến Duật có viết: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. (Ngữ văn 9, tập một, trang 132, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? Trình bày mạch cảm xúc bài thơ. (1 điểm) 2. Cũng trong bài thơ có hai câu thơ: "Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già" Em hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu hai câu thơ trên. (1,5 điểm)

2 câu trả lời

1. Bài thơ sáng tác vào năm 1969, trong hoàn cảnh kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt và đặc biệt trên tuyến đường Trường Sơn.

Mạch cảm xúc: Bài thơ khắc họa hình tượng độc đáo – những chiếc xe không kính để làm nổi bật vẻ đẹp của hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

2. So sánh: Như: Nói về sự hiên ngang của chiến sĩ, vì xe không có kình nên bụi đã bay vào nhưng họ vẫn kiên quyết để chống lại kẻ thù.Thể hiện thái độ bất chấp , coi thường hiểm nguy san sàng đối mặt với thử thách của những người lính lái xe làm nhiệm vu tiếp viện cho chiến trường Miền Nam

1.

Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”

Mạch cảm xúc: Bài thơ khác họa hình tượng độc đáo – những chiếc xe không kính để qua đó làm nổi bật vẻ đpẹ của hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ

2.

 Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi, xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”.

-> Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.

 Điệp từ “ừ thì”: như một cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuận, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ.

=> Thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể.