phân biệt khái niệm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng
2 câu trả lời
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là hai trường phái triết học lớn trong lịch sử triết học, giữa chúng có sự đối lập căn bản trong quan niệm về nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới. Theo quan điểm duy vật: nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới là vật chất, còn theo quan điểm duy tâm thì đó là ý thức (hay tinh thần).
Chủ nghĩa duy vật đã trải qua hàng nghìn năm phát triển, từ chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại đến chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại (các nước Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII) và sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới biểu hiện rất đa dạng, phong phú nhưng đều có chung bản chất vật chất. Vậy, vật chất là gì? V.I. Lênin định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tế khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"'.
Định nghĩa trên có hai nội dung cơ bản:
Thứ nhất, với tư cách là “phạm trù triết học” (phân biệt với các khái niệm hay phạm trù “vật chất” được sử dụng trong các ngành khoa học cụ thể như vật lý học, hóa học, sinh vật học,...) dùng để chỉ "thực tại khách quan"
- Tức là chỉ tất thảy mọi tồn tại khách quan, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Thực tại đó biểu hiện qua các hình thức cụ thể của nó - đó là các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Thứ hai, các tồn tại cụ thể của vật chất khi tác động vào giác quan của con người thì có thể tạo ra các cảm giác; chúng được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và thông qua sự phản ánh ấy con người có thể nhận thức được sự tồn tại của vật chất. Như vậy, vật chất nhất định phải là cái có trước; còn cảm giác, ý thức của con người là cái có sau, là cái phụ thuộc vào vật chất, chỉ là sự phản ánh đối với vật chất, có nguồn gốc từ vật chất.
Với định nghĩa trên đã cho thấy, cái căn cứ cơ bản nhất để phân biệt các hiện tượng vật chất với hiện tượng ý thức chính là ở thuộc tính tồn tại khách quan của vật chất, còn ý thức chí là sự phản ánh đối với vật chất, nó phụ thuộc vào vật chất. Với quan niệm đó về vật chất thì khái niệm vật chất trong chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ bao gồm các sự vật, hiện tượng vật lý như điện, từ trường, nguyên tử, vật thể, v.v... mà còn bao gồm cả những tồn tại khách quan của đời sống xã hội - đó là các quan hệ kinh tế trong đời sống xã hội loài người, các quan hệ này cũng tồn tại khách quan, độc lập với ý chí của con người... Cũng do vậy, với quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xác lập cơ sở lý luận triết học để nghiên cứu trên lập trường duy vật không chỉ về giới tự nhiên mà còn là về đời sống xã hội loài người
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là hai trường phái triết học lớn trong lịch sử triết học, giữa chúng có sự đối lập căn bản trong quan niệm về nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới. Theo quan điểm duy vật: nguồn gốc, bản chất và tính thống nhất của thế giới là vật chất, còn theo quan điểm duy tâm thì đó là ý thức (hay tinh thần).
Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tế khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Với định nghĩa trên đã cho thấy, cái căn cứ cơ bản nhất để phân biệt các hiện tượng vật chất với hiện tượng ý thức chính là ở thuộc tính tồn tại khách quan của vật chất, còn ý thức chí là sự phản ánh đối với vật chất, nó phụ thuộc vào vật chất. Với quan niệm đó về vật chất thì khái niệm vật chất trong chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ bao gồm các sự vật, hiện tượng vật lý như điện, từ trường, nguyên tử, vật thể, v.v... mà còn bao gồm cả những tồn tại khách quan của đời sống xã hội - đó là các quan hệ kinh tế trong đời sống xã hội loài người, các quan hệ này cũng tồn tại khách quan, độc lập với ý chí của con người... Cũng do vậy, với quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xác lập cơ sở lý luận triết học để nghiên cứu trên lập trường duy vật không chỉ về giới tự nhiên mà còn là về đời sống xã hội.