Nhận xét về vị trí của sông như nguyệt

2 câu trả lời

Tọa độ: 21°7′26″B 106°17′52″Đ / 21,12389°B 106,29778°Đ

Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam.

Lưu vực sông Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.

Dòng chảy

Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Boóc(cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thành phố Bắc Kạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua lòng thành phố. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác (nơi giáp ranh giữa Đồng Phúc, Đức Long và Phả Lại) để tạo thành sông Thái Bình.

Thông số chính

Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn khúc 2,02.

Trước hết phải nói rằng, tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt sẽ không thật đặc sắc về mặt nghệ thuật quân sự nếu tách rời đòn tiến công “tiên phát chế nhân” cuối năm 1075 và hai tháng đầu năm 1076, phá vỡ sự chuẩn bị chiến tranh xâm lược Đại Việt của quân đội nhà Tống. Ngay sau đó, để giữ quyền chủ động về chiến lược, Lý Thường Kiệt cùng triều đình nhà Lý xúc tiến ngay công việc chuẩn bị cho toàn dân đánh giặc.Trên cơ sở cân nhắc, tính toán kỹ thế và lực của ta và của địch, đồng thời phát huy thắng lợi vừa giành được trong cuộc tiến công để tự vệ vừa qua, Lý Thường Kiệt đề ra một kế hoạch chiến đấu rất chủ động, tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự tàn phá của quân xâm lược và giành được thắng lợi oanh liệt cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Một nội dung quan trọng trong kế hoạch chiến lược, đó là lập phòng tuyến quân sự ở nơi có lợi nhất để chặn đứng bước tiến của quân xâm lược, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và địa bàn cơ bản của đất nước; sau khi chặn đứng cuộc tiến công xâm lược của địch, giam hãm chúng vào tình trạng bị tiêu hao, mệt mỏi, quân và dân ta sẽ tiến hành phản công, thực hành quyết chiến chiến lược giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm