2 câu trả lời
Trong khuôn khổ của hệ thống Versailles – Washington, từ năm 1926 Ủy ban giải trừ quân bị của Hội Quốc liên đã được thành lập và làm việc liên tục tới năm 1931 để tiến tới chuẩn bị Hội nghị giải trừ quân bị năm 1932. Hội nghị đã khai mạc ngày 2/2/1932 dưới sự chủ tọa của Arthur Henderson, 62 nước đã cử người đến tham dự, Bruning là đại biểu Đức, Mac Donald thay mặt cho Anh, Tardieu thay mặt Pháp, Grandi đại diện cho Ý, Liên Xô và Mĩ không phải là thành viên của Hội Quốc liên, nhưng đã tham gia vào ủy ban này. Ủy ban không quy định các con số phải cắt giảm, mà chỉ xây dựng cái khung: làm thế nào để tiến hành giải trừ quân bị? Làm thế nào để đảm bảo sự kiểm soát? Các loại vũ khí nào cần phải giảm? Tuy nhiên lập trường và kế hoạch giải trừ quân bị của các nước rất khác nhau. Trước hết, đại biểu Đức đưa ra và kiên quyết bảo vệ yêu sách Đức phải được “bình đẳng” về lực lượng vũ trang như tất cả các cường quốc khác. Cụ thể, Đức đòi phải có quân đội 200.000 người (Hòa ước Versailles qui định không quá 100.000 người) với thời gian quân dịch 6 năm và được quyền có vũ khí hạng nặng
Trên thực tế những chính sách đó đã đưa nước Đức thoát khỏi khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản nhưng nó cũng có nhiều mặt trái như:
- Công khai khủng bố các Đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng Sản Đức.
- Hướng tới việc loại bỏ người Do Thái ra khỏi nước Đức, gây ra cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái và hàng triệu nạn nhân khác được coi là Untermensch hay trực tiếp khiến khoảng 19,3 triệu dân thường và tù nhân chiến tranh thiệt mạng...
- Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, biến nước Đức thành một trại lính khổng lồ...