nhận xét những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt ?
2 câu trả lời
Những nét độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống:
- Chủ trương " Tiên phát chế nhân" ( Đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc , giành thế chủ động tấn công Ung Châu ,Khâm Châu) Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Qùy chỉ huy tràn vào nước ta , Lý Thường Kiệt ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt làm trận địa mai phục sẵn , từ đó đánh tan giặc , giành chiến thắng vang dội
Có 4 nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt:
- Thứ nhất trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo đó là " tiến công trước để tự vệ", ngăn chặn thế mạnh của giặc. Do đó ông đã gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống gần biên giới Đại Việt. Cuốc tiến công này của nhà Lý nhằm mục đích tự vệ.
- Thứ hai : sau khi rút quân về nước , Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương xây dựng bố phòng, xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, khi quân Tống tiến vào nước ta chúng đã bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại, Quách Quỳ phải đóng quaan bên bờ sông Như Nguyệt, không nhận được sự giúp đỡ nào từ bên ngoài
- Thứ ba: trong khi cuộc chiến đang diễn ra ác liệt, tương truyền để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người vào 1 ngôi đền bên bờ sông ngâm vang bài Nam quốc sơn hà ( bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền dân tộc)
- Thứ tư: cuối năm 1077 Lý Thường Kiệt tổ chức cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Đêm xuống quân ta lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân Tống thua to, nhưng giữa lúc ấy Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị "giảng hòa". Việc làm này chẳng những thể hiện ý chí hòa bình của nhà Lý mà còn có tác dụng giữ vững độc lập cho dân tộc. Quách Quỳ chấp nhận và quân Tống rút quân về nước. Từ đó quân Tống không có lần nào đem quân xâm lược Đại Việt nữa