Nhận xét của em về cảnh trí sứ huế và cách tả cảnh

2 câu trả lời

Cảnh trí xứ Huế trong bài ca dao 3 đã phác hoạ ra trước mắt người đọc một bức tranh xứ Huế thơ mộng. Bức tranh đó có “non xanh”, “nước biếc” là những màu sắc khá nên thơ, khoáng đạt, tươi tắn và giàu sức sống. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ ("tranh hoạ đồ") – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh (đẹp như trong tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Bài ca dao sử dụng bút pháp gợi nhiều hơn tả, dùng nghệ thuật so sánh kết hợp với các định ngữ đã vẽ nên những đường nét và màu sắc sinh động của con đường vào xứ Huế.

Cảnh trí xứ Huế trong bài ca dao 3 đã phác hoạ ra trước mắt người đọc một bức tranh xứ Huế thơ mộng. Bức tranh đó có “non xanh”, “nước biếc” là những màu sắc khá nên thơ, khoáng đạt, tươi tắn và giàu sức sống. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ ("tranh hoạ đồ") – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh (đẹp như trong tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Bài ca dao sử dụng bút pháp gợi nhiều hơn tả, dùng nghệ thuật so sánh kết hợp với các định ngữ đã vẽ nên những đường nét và màu sắc sinh động của con đường vào xứ Huế.

Đại từ "Ai" trong lời mời, lời nhắn gửi ("Ai vô xứ Huế thì vô") là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Điều đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế và lời mời gọi mọi người hãy đến thăm xứ Huế đẹp mộng mơ.