nguồn gốc xuất xứ của vở

2 câu trả lời

Gỗ

Hình thành

Thái Luân sinh ra ở Quý Dương vào thời nhà Đông Hán, rồi trở thành Trung Thường của Hán Hòa Đế. Năm 105, dưới triều Hán, thời hoàng đế Hòa Đế, Thái Luân đem mấy mẫu giấy dâng vua, được vua hài lòng và phong tước quý tộc và cho ông làm quan trong triều đình. Ông là hoạn quan vì phải giữ tài sản và tiền bạc nhiều trong triều đình. Nhờ chế được giấy, ông trở thành giàu có.

Tranh vẽ Thái Luân, tranh vẽ thế kỷ 18. (Ảnh Wikipedia)

Thái Luân chế giấy bằng cách lấy bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra rằng có thể viết lên dễ dàng mà lại nhẹ nhàng. Thái Luân cũng đã thử các loại vỏ cây, cây gai dầu, lụa, và thậm chí lưới đánh cá, nhưng các công thức chính xác đã bị thất truyền.

Tuy nhiên, một phát hiện gần đây vào năm 2006, cho rằng quân đội Trung Quốc có thể đã sử dụng giấy trước Thái Luân hơn 100 năm. Điều này có nghĩa là Thái Luân đã góp phần cải tiến quy trình sản xuất giấy chứ không phải là người đã phát minh ra giấy viết. Mẫu giấy đầu tiên được tìm thấy ở tỉnh Cam Túc và trên đó có vẽ một bản đồ, có niên đại từ 179-41 TCN.

Trong thế kỷ thứ 5, Phạm Diệp đã tường thuật lại trong sách Hậu Hán thư:

“Từ xưa người ta đã dùng thanh tre để viết, được cột lại với nhau. Cũng có một loại giấy làm từ phế phẩm của tơ lụa. Nhưng tơ lụa quá đắt còn các thanh tre thì quá nặng nên không sử dụng thích hợp. Vì thế Thái Luân nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây, sợi thân cây, từ cây gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Năm 105 sau Công nguyên ông tâu lên Hoàng thượng và được ngài khen thưởng cho tài năng của ông. Từ đấy giấy trở nên thông dụng và trong cả vương quốc mọi người đều gọi đó là giấy của quý nhân Thái”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm