nghị luận về vấn đề gian lận trong thi cử. Mik cần khá gấp mog mng giúp đỡ ạ.Và đừng copy lại trên các diễn đàn trên gg ạ

2 câu trả lời

Gian lận trong thi cử nghĩa là thí sinh mang tài liệu hoặc những thiết bị không cần thiết trong làm bài thi hay quay cóp bài làm

Hiện tượng gian lận trong thi cử diễn ra phổ biến vì có nhiều học sinh gia đình có điều kiện mua nhiều thiết bị tinh vi hơn hoạt động hơn. Nguyên nhân chính là học sinh mải chơi điện tử không học bài nhưng muốn điểm cao nên quay cop, nhiều học sinh học kém Nhưng lại mang danh học sinh giỏi. Hậu quả mang đến là điểm cao nhưng không thực chất tâm lý nghỉ lại không phát huy được năng lực xong học tập không tiếp thu được tri thức ảnh hưởng chất lượng dạy học làm nền giáo dục chậm phát triển... Để hạn chế được chúng ta cần phải phát huy năng lực học tập bỏ đi tính ỷ lại giảm thiểu tối đa việc chơi game các thiết bị phụ huynh cần quan tâm hơn nhà trường cần thực hiện nghiêm túc đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh. Như vậy chúng ta cùng nhau nghiêm túc trong thi cử để chống bệnh thành tích trong thi cử tương lai do mình quyết định phải sống và làm như thế nào để không hổ thẹn. Từ đó ta cần phải học tập tư tưởng Hồ Chí Minh Chí công vô tư 

Hiện tượng gian lận trong thi cử luôn là vấn đề gây bức xúc trong ngành giáo dục ở mọi thời đại. Gian lận trong thi cử là cách gọi chung cho những hành vi tiêu cực như sử dụng tài liệu, quay cóp,… để hoàn thành bài thi một cách không chính đáng. Đó đều là những hành vi vi phạm quy chế thi nghiêm trọng được đề ra bởi Bộ Giáo dục nói chung và các trường học nói riêng. Thực trạng của hiện tượng gian lận trong thi cử ngày nay diễn ra vô cùng phức tạp khi cách thức gian lận ngày càng tinh vi. Nếu như ngày xưa, gian lận chỉ được thực hiện bằng việc quay cóp tài liệu giấy, thì hiện nay thậm chí có cả những thiết bị điện tử ra đời để dành riêng cho việc gian lận như tai nghe mini, máy tính thông minh, mini có khả năng chứa được lượng lớn kiến thức,... Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng khảo thí và nhận thức của học sinh. Năm qua, mạng xã hội đã nổi lên một cơn sốt về hiện tượng gian lận trong thi cử khi một cô bé học sinh có nickname là Linh Ka đã mạnh dạn khẳng định rằng điểm thi cấp 3 và đại học có thể mua được mà không cần học. Qua đó, chúng ta không chỉ thấy được hiện trạng gian lận trong thi cử mà còn thấy được hậu quả của hiện tượng này đối với nhận thức của học sinh. Các em trở nên chủ quan, không thèm học tập bởi cha mẹ đã “lót sẵn đường cho đi” rồi. Vì vậy, có thể nói, nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ đến ở phía ý thức của học sinh, mà còn xuất phát từ chính cách giáo dục của cha mẹ, thầy cô. Trong xã hội chạy theo đồng tiền như hiện nay, để ngăn chặn được hiện tượng gian lận trong thi cử thì phải cần sự tự ý thức của cả cộng đồng, nêu cao đức tính trung thực và tôn trọng nguyên tắc “học thật, thi thật”, có như vậy mới đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho các kì thi.

@𝐍𝐠 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐇𝐨𝐚

#𝐂𝐡𝐮́𝐜 𝐛𝐚̣𝐧 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐨̂́𝐭

Cho mình xin 5sao 1cảm ơn và Hay nhất nha

Cảm ơn bạn nhìu

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước