Nghị luận cho bài văn: " Sách là người bạn lớn của con người "
2 câu trả lời
#$MaiTrank9$
Sách chính là đường dẫn đến đỉnh ô-lem-pic vì vậy sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ. Sách là kho tàng tri thức của con người, là sản phẩm tinh thần, em thích đọc những quyển sách về thế giới, thiên văn, lịch sử,... là người bạn gần gũi,tâm tình, giúp con người có nhiều kiến thức và trí tuệ, sách giúp chúng ta hiểu về tất cả những lĩnh vực như thiên văn, vị trí địa lý... sách là nguồn kiến thức vô tận , sách là bạn của con người giúp chúng ta vượt qua khó khăn , sách giúp chúng ta vượt thời gian và quay lại quá khứ, vì vậy con người cần tạo nhiều thói quen đọc sách, cần phải chọn sách để đọc cùng với lứa tuổi , phê phán và lên án những sách có những nội dung xấu không tốt.
Và vì thế chúng ta cần phải giữ gìn những phẩm chất đó ngọn đèn sáng đó.
I, Mở bài
-Từ lâu, con người ta đã xem sách là một báu vật kì diệu. Từ ngàn năm trước, khi con người chưa phát minh ra máy in, thì những cuốn sách đó đã được viết bằng tay. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức, ý tưởng, khái niệm mà ông cha ta đã dạy, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, việc đọc sách rất quan trọng. Hiện nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển, đất nước đã và đang phát triển thì con người càng phải chú tâm đến việc đọc sách. Đọc sách giúp chúng ta tăng cưòng khả năng giao tiếp.
- Thế nhưng, không phải ai cũng chú tâm đến việc đọc sách, nhất là những học sinh chúng ta.
- Hiện tượng đa số học sinh lười đọc sách đang làm cho xã hội và các bậc phụ huynh quan tâm, lo lắng.
II, Thân bài
a, Giải thích.
- Hiện tượng học sinh không thích đọc sách là hiện tượng phần lớn học sinh chỉ thích những thú vui giải trí khác đặc biệt là mạng xã hội, trò chơi điện tử mà ít khi đọc sách để bồi dưỡng tâm hồn hay nâng cao kiến thức. Đây là một tật xấu cần triệt để của học sinh hiện nay.
b, Thực trạng.
- Hiện tượng học sinh lười đọc sách đang diễn ra khá phổ biến trong mọi lứa tuổi học sinh.
- Có những cuốn sách từ đầu năm học cho đến cuối năm học vẫn ở tình trạng mới tinh, thậm chí còn chưa lật giở trang nào.
- Có nhiều học sinh không đọc, không nắm vững lý thuyết sách giáo khoa, chưa nói đến sách tham khảo hay sách nâng cao khác.
- Nhiều học sinh về nhà không chịu đọc sách, thậm chí không quan tâm đến việc đọc sách mà chỉ lo đi chơi.
- Ta có thể bắt gặp nhiều khuôn mặt chán nản, khó chịu của học sinh khi bị thầy cô hoặc phụ huynh bắt phải đọc sách.
c, Nguyên nhân.
- Nuyên nhân chủ quan:
+ Do tính chủ quan của mỗi học sinh, nghĩ mình giỏi rồi nên không cần đọc sách, hoặc đa số học sinh nghĩ đọc sách không nâng cao được kiến thức.
+ Đa số học sinh không ý thức được hậu quả tồi tệ của việc lười đọc sách nên không chịu từ bỏ thói lười đọc sách.
+ Do bản tính lười học nên thành ra cũng lười đọc sách.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do sự thiếu quan tâm từ gia đình, thầy cô của học sinh.
+ Do học sinh được lớn lên trong môi trường không được giáo dục nhiều hoặc trong môi trường không mấy quan tâm đến việc đọc sách nên dẫn đến hiện tượng học sinh lười đọc sách.
+ Do thời đại phát triển, công nghệ phát triển, máy móc tân tiến nên học sinh không quan tâm đến việc đọc sách mà chỉ quan tâm tới các trang mạng xã hội, trò chơi điện tử,...
+ Nhà trường, thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào việc đọc sách, chưa đánh trúng tâm lí học sinh nhằm giúp học sinh yêu thích việc đọc sách.
d, Hậu quả.
- Đối với bản thân:
+ Trở thành một người không có nhiều kiến thức.
+ kiến thức hời hợt, từ lí thuyết đi vào thực hành thiếu vững vàng, không đem lại kết quả.
+ Dễ gặp nhiều thất bại trong cuộc sống.
+ khiến cho việc học tập cũng trở nên khó khăn, tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp.
+ năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, không phân biệt được lỗi phát âm và diễn đạt một cách vụng về.
- Đối với xã hội:
+ Không chịu đọc nhiều sách thì sẽ thiếu kiến thức nên dễ dàng bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội gây khó khăn cho đất nước.
+ Lười đọc sách làm học sinh mất dần sự sáng tạo, ngại đổi mới không thể đáp ứng yêu cầu của công việc trong giai đoạn hiện nay.
+ Các học sinh không đọc sách khiến cách ăn nói cộc lốc, học sinh cũng thêm tiếng Anh, tiếng Việt tùy tiện trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, dẫn đến sự hiểu lầm giữa người với người.
+ Không đọc sách làm thiếu kiến thức, thiếu năng lực phẩm chất. Làm thiếu hụt những công nhân tài năng để cống hiến cho xã hội, khiến cho xã hội không thể phát triển.
d, Giải pháp.
- Tạo cho học sinh môi trường tốt cho việc đọc, bắt đầu từ 1 giá sách, tạo thành góc đọc sách, 1 tủ sách gia đình, phòng đọc sách.
- Gia đình, nhà trường khyến khích học sinh đọc nhiều loại sách.
- Gia đình học sinh mỗi tuần một thành viên trong nhà nói về 1 cuốn sách mình yêu thích. Dắt học sinh đi thư viện ít nhất một tháng một lần.
- Nhà trường tạo ra nhiều điều kiện giúp học sinh thêm thích thú hơn với việc đọc sách.
- Gia đình nhà trường cần quan tâm hơn đến việc đọc sách của học sinh. Học sinh nào đọc nhiều sách thì khen ngợi, còn học sinh nào lười đọc sách thì bị phạt.
III, Kết bài.
- Lười đọc sách là một hành vi hết sức sai trái mà mỗi học sinh chúng ta cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt.
- Mỗi học sinh chúng ta ngay từ khi còn nhỏ cần phải rèn luyện tính tự giác trong việc đọc sách.
- Để trở thành một con người hoàn thiện , có nhân cách tốt đẹp, để xã hội và đất nước ngày càng văn minh, phát triển, mỗi học sinh chúng ta cần phải nói “Không” với việc lười đọc sách.
*Mình chỉ viết dàn ý để bạn dễ hiểu và để bạn tự làm bài văn hoàn chỉnh nhé*
*Hoặc mình viết mỗi dàn ý nếu bạ đang cần làm gấp*