Nghị luận Cảm nhận của anh chị về bài tự tình

2 câu trả lời

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Mở đầu bài thơ là không gian đêm khuya thanh vắng, yên tĩnh đến hiu quạnh. Phải khuya khoắt và tĩnh mịch lắm mới nghe tiếng trống vẳng dồn đêm khuya. Nhưng nếu là một trái tim vui vẻ, hạnh phúc với thực tại liệu âm thanh nghe có dồn dập đến nghẹt thở vậy không. Hẳn là nhân vật trữ tình đang cảm thấy rất cô đơn, trống trải. Bởi đêm khuya là thời gian cho những ân ái, mặn nồng của lứa đôi trong tình yêu, ấy vậy mà ở đây nhân vật trữ tình lại chỉ bị hồi trống vẳng dục giã đầy chua xót, đau đớn. và đến câu thơ thứ hai, nhân vật trữ tình dần xuất hiện, đó là một bậc hồng nhan. Từ “trơ” phàn nào cho thấy sự táo bạo, cương quyết và thách thức dù chỉ là một phận nữ nhi. Trong xã hội xưa người phụ nữ không được coi trọng, bị đầy đọa, thấp hèn ấy vậy mà ở đây từ trơ đã cho thấy bản lĩnh táo bạo, một nét rất “ngông” của bản lĩnh và tâm thế của người phụ nữ. Trơ đấy là cứng chứa không nhu hay bị vùi dập trước những phong ba bão táp, trước những hủ tục phong kiến áp đặt một cách hà khắc và cổ hủ đang đè nén và đay nghiến người phụ nữ. Vì thế “trơ” ấy là sự chống chọi, cứng rắn và thái độ bản lĩnh của người phụ nữ nhưng đồng thời thấy được sự tội nghiệp và chua xót khi người phụ nữ chân yếu tay mềm đã phải chịu. Nỗi đau như thêm phần gay gắt:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Trong cái không gian cô quạnh đến cô đơn và ảo não ấy, kiếp hồng nhan bạc mệnh tìm đến chén rượu để như một sự giải thoát cho tâm hồn mình. Nỗi đau buồn, tủi nhục khi phải sống trong cảnh làm lẽ đã ngấm vào từng giọt rượu sầu, làm chua xót và cay đắng hơn trái tim tủi hổ, thân phận bẽ bàng của người phụ nữ. Tìm đến rượu là để muốn quên đi, nhưng chỉ chua xót thay rằng muốn quên lại càng tỉnh, nỗi đau xót và bẽ bàng như bị đay nghiến và càng gia tăng thêm mức độ, như cứa sâu vào trái tim cô đơn, yếu đuối đang cố gắn mạnh mẽ, kiên cường hơn. Nhưng tỉnh ấy cũng để chiêm nghiệm về nhân sinh, về đời người cũng như chính mình. Chua xót khi nhận ra”vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Vầng trăng là biểu tượng cho sắc đẹp, sự đầy đặn, viên mãn ấy thế mà ở đây vần trăng khuyết, giống như minh chứng rằng tuổi thanh xuân của người phụ nữ không còn mặn mà, xuân sắc nữa mà cũng đang bị phai phôi, nhạt sắc bị bào mòn bởi thời gian mà chưa một lần được hưởng trọn vẹn tình yêu, hạnh phúc của lứa đôi. Để qua đó, thấy được khao khát của người phụ nữ mãnh liệt biết bao. Nhưng càng đau đớn và khát khao người phụ nữ càng tỏ ra mạnh mẽ, ngông cuồng và cá tính sắc nhọn như thủy tinh:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Động từ mạnh “xiên, đâm toạc” đã cho thấy thái độ và bản lĩnh sắc sảo rất khác biệt so với vẻ nhu mì, yếu đuối của người phụ nữ phong kiến ngày xưa. Biện pháp đảo ngữ khi đưa động từ lên trên cho thấy sức mạnh của những vật nhỏ tưởng như vô tri vô giác đó là rêu và đá, đồng thời thấy được tinh thần thép của người phụ nữ. hơn cả vậy, đó còn là tình yêu và sự tin tưởng mãnh liệt để sinh tồn phát triển dù trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhất. nhưng sự mãnh mẽ lại bị thực tại phũ phàng chối bỏ:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Sự chờ đợi mòn mỏi và đau đớn trong tình yêu lứa đôi đã khiến người phụ nữ thấm mệt, đặc biệt còn gì đau đớn hơn khi chứng kiến tuổi thanh xuân của mình đang dần mai một mà mình chưa một lần được hưởng hạnh phúc trọng vẹn của lứa đôi, mảnh tình tí con con ấy thế mà vẫn bị san sẻ đầy phũ phàng, chưa xót. Đồng thời, cũng chính vì thế mà khao khát hạnh phúc trong tình yêu càng trọn vẹn, mãnh liệt. đó cũng chính là khao khát chân chính của người phụ nữ muôn thuở khi phải sống trong đêm trường phong kiến tối tăm xưa kia. Như vậy tiếng thơ của Hồ Xuân Hương đã lên tiếng thay cho thân phận của người phụ nữ tỏng xã hội xưa, như một gáo nước lạnh hắt vào bộ mặt xấu xa của chế độ đa thê bảy thiếp, khiến cho người phụ nữ phải chịu cảnh lỡ phạn, lỡ duyên, chăn đơn gối chiếc.

Bạn tham khảo nhé 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm