2 câu trả lời
1. Bố cục bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có thể chia làm 3 phần:
– Hai khổ đầu: Quang cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi một ngày đang kết thúc.
– Bốn khổ tiếp theo: Quang cảnh đoàn thuyền đánh cá hoạt động trong một đêm trăng.
– Khổ thơ cuối cùng: Cảnh đoàn thuyền đánh cá quay về là lúc bình minh bắt đầu lên, một ngày mới bắt đầu.
=> Thứ tự của bài thơ diễn ra theo đúng trình tự trong một chuyến ra khơi, trong 2 khổ thơ đầu là đoàn thuyền đang ra khơi thời điểm của một ngày kết thúc, bốn khổ thơ còn lại nói lên cảnh đánh cá vào một đêm trăng và khổ thơ cuối chính là quang cảnh quay về của đoàn thuyền cũng là lúc bình minh đang ló dạng.
– Phép nói quá: Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, làm nghiêng cả thành.
– Tác dụng: khẳng định sắc đẹp của Kiều là không gì sánh bằng, một vẻ đẹp hiếm có.
– Phép nói quá: gác kinh nơi nàng Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc sách là hai nơi rất gần nhau thế mà giờ đây cách xa giống như hàng vạn dặm.
– Tác dụng: diễn tả sự ngăn cách và xa cách của Kiều và Thúc Sinh lúc bấy giờ.
– Phép chơi chữ: tà và tai chữ gần âm nhưng khác nhau về nghĩa. Tài là tài hoa, tài năng; còn tai là tai họa, tai ương.
– Tác dụng: nói đến sự phũ phàng của số phận người tài hoa.
Bố cục bài thơ đánh cá là:
Mỗi đoạn thơ trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đều có những biện pháp nghệ thuật riêng.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
=>Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh nhân hóa để cho thấy được cảnh hoàng hôn thật hùng vĩ.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
Tác giả tạo ra các hình ảnh gắn kết các sự vật, hiện tượng lại với nhau đó là câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui cho người lao động, chính câu hát đã biến thành sức mạnh kết với với gió biển làm căng cánh buồm giúp con thuyền lướt sóng ra khơi trong đêm.
=> Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ thể hiện niềm vui khi ra khơi, hồ hởi về công việc và niềm vui mỗi chuyến ra khơi với mong ước được bội thu.
“Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa, tiếng thở của đêm chính là nhịp thở của thủy triều và tiếng rì rào của sóng biển. Những ngôi sao trên bầu trời phản chiếu xuống mặt nước được sóng biển nâng lên hạ xuống một cách hùng vĩ.
Trong bài thơ tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật bao gồm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Chính điều này làm nổi bật hình ảnh những người đánh cá ra khỏi thật hùng vĩ.
Qua bài thơ chúng ta có thể thấy bố cục và biện pháp nghệ thuật bài thơ Đoàn thuyền đánh cá rất rõ ràng và mạch lạc, được sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật. Bài viết này chắc chắn đã giúp các em học sinh và mọi người có thể được kiến thức về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
Kí tên:Bin
Cô mình dạy chứ ko copy