Ngày xửa ngày xưa, có trường học của các loài thú. Đểđảm bảo phát triển toàn diện, chương trình học phải bao gồm các môn chạy, leo trèo, bơi và bay. Mọi loài thú đều phải học tất cảcác môn.Vịt giỏi bơi vô cùng, giỏi hơn cảthầy. Nhưng Vịt lại kém môn bay và chạy. Bởi vậy nên giáo viên bớt thời gian môn bơi và tăng thời gian học thêm môn chạy và bay. Đôi chân vịt cà đến mòn ởđường chạy bộ, khiến cho nó bơi kém hẳn đi và các môn khác dù có cốgắng lắm cũng chỉđạt điểm trung bình.Đại bàng là một tên học sinh hư hỏng, ngang ngược. Trong lớp học leo, cậu chạy đến ngọn cây nhanh nhất, nhưng dám làm theo cách riêng của cậuchứkhông hướng dẫn thầy cô. Vì vậy cuối giờcậu ta bịởlại chép phạt.Gấu có thểhọc tất cảcácmôn: bơi, chạy, trèo,... nhưng dứt khoát không chịu học. Tuy nhiên, phần lớn thời gianđến trường của Gấu là đểngủ. Cậu ta học tốt nhất vào mùa hè. Mà mùa hè nhà trường lại đóng cửa!Thầy cô rất tiếc vì ít có bạn nào học giỏi đều môn như Gấu.Ngựa vằn có thểchạy rất nhanh và bơi cũng tàm tạm. Nhưng bạn thường xuyên trốn học vì bịcác bạn trêu chọc bởi những chiếc vằn trên lưng. Thầy cô không hiểu Ngựa vằn nên trách cậu ấy lười học. Ngựa Vằn chán nản lang thang trên đồng cỏ, cậukhông lên được lớp.Căng-gu-ru ngay từnhỏđã được mẹbao bọc. Cậu nhút nhát và luôn núp trong bụng mẹ. Nhưng nhờđược dạy dỗhằng ngày mà cậu chạy rất nhanh, có cú nhảy như bay vậy. Tuy nhiên, có lúc giáo viên không hài lòng vì bạn không chạy bằng bốnchân như các bạn khác trong lớp, còn những cú nhảy như bay cũng chẳng theo kỹthuật nào. Câu 1:Viết bài văn(khoảng 2/3 trang giấy) nêu cảm nghĩ của em vềcâu chuyện trên.
1 câu trả lời
Trong cuộc sống của chúng ta, tất cả mọi người đều có cái ưu cái nhược của của mình. Đó là luật của tạo hoá đã ban cho chúng ta, không có gì trên thế gian này là hoàn hảo cả! Nhưng đôi khi, nhiều lúc chúng ta sẽ thấy mình còn quá non nớt, thấy mình không bằng người khác. Nhưng đôi lúc, có khi chúng ta lại được quyền phán xét người khác, như bài đọc trên. Các thầy cô giáo luôn muốn học sinh phải giống ý mình dạy, dù học sinh có kết quả tốt, nhưng không đúng cách thì cũng không được chấp nhận!
Đầu bài đọc chúng ta có thể thấy, tác giả viết có ngôi trường muốn cho học sinh phát triển toàn diện, điều đó là rất tốt và tôi không có gì phản bác lại hết. Nhưng! Không ai trên thế gian này hoàn hảo. Như câu nói dưới đây:
Người đủ sáng suốt để thừa nhận giới hạn của mình tiến gần nhất tới sự hoàn hảo. – Johann Wolfgang von Goethe
Đúng vậy! Mọi người đều có giới hạn, sao lại phải đua đòi theo những thứ mình không thích hay thậm chí là không thể làm được. Sao các bạn không cố gắng phát huy những gì mình có, phát huy những thiên phú trời ban cho mình? Giống như sắp lên đại học, tất cả các bạn đều muốn vào những ngôi trường danh giá, chọn những nghề cao quý như bác sĩ chăng. Các bạn ao ước thì tôi không nói, nhưng có điều các bạn mãi nghĩ cho những thứ tương lai như tiền mình sẽ kiếm được chẳng hạn, các bạn quên đi thực lực của bản thân mình. Rằng nếu bản thân lại giỏi thể thao, mà cứ đâm đầu vào Hoá hay Lý gì đấy, thì tôi cũng phục các bạn! Các động vật trong bài văn này chũng đều có những ưu điểm rất vượt trội nhưng cũng có những cái ngược lại. Như bạn Vịt trong bài văn này. Nó vượt trội hẳn các bạn đồng trang lứa về môn bơi, nhưng lại kém môn bay và chạy. Bài văn cũng nhấn mạnh là Vịt còn bơi giỏi hơn cả thầy ấy! Vậy mà ông thầy trong câu chuyện này lại giảm thời gian môn bơi của bạn ấy để tăng thời gian luyện mấy môn kia. Tại sao? Sao lại không để cho Vịt phát triển môn bơi ngày một tốt hơn. Nhưng lại cứ muốc cho học sinh hoàn hảo. Vậy thử hỏi giáo viên có hoàn hảo được hay không. Bằng các danh từ trong bài văn như ''thầy'' hay ''cô'', nó đâu chỉ là chỉ có một giáo viên dạy hết các môn đâu. Mà là được phân công giáo viên giỏi bơi dạy bơi, giáo viên gỏi chạy thì dạy chại còn các giáo viên khác giỏi cái gì thì dạy thao lĩnh vực đó. Cũng trong bài thơ, các bạn thấy đấy, vì thầy giáo bỏ bớt thời gian học bơi của Vịt, mà dạy cho cậu toàn mấy cái cậu không thể thích ứng được. Bài văn này là được nhân hoá. Tôi nói về thực tế một chút nhé! Chắc các bạn đều biết giống loài vịt là một giống loài giỏi bơi, chúng hay ở dưới nước hơn trên cạn. Chúng giỏi bơi nhưng đi bộ hay chạy trên cạn và bay thì thôi, các bạn tự hiểu luôn đi nhé. Vậy mà ông thầy trong bài văn lại bắt cậu học các môn cơ thể bạn ấy không thể thích ứng được. Còn về phần đại bàng, tác giả nói cậu là một học sinh ngang ngược và hư họng. Trong lớp học leo, cậu chạy đến ngọn cây nhanh nhất, nhưng dám làm theo cách riêng của cậu chứ không hướng dẫn thầy cô. Cái này, theo tôi giáo viên nên để cho cậu phát huy bản thân một cách tốt nhất, chứ đừng gò bó thiên phú của người khác như vậy chứ thầy cô giáo trong bài văn ơi! Còn về Gấu, bạn này là một trong số ít các bạn học giỏi đều các môn. Nhưng bạn lại không cố gắng phát huy nhữ gì mình có thể mà cứ ở trong lớp rồi ngủ, rồi hè mới đi học đàng hoàng. Ngựa vằn thì sao? Cậu ấy học cũng khá giỏi, nhưng đương nhiên được cái này thì mất cái kia rồi. Bề ngoài của cậu ấy không được bạn học nghênh đón. Vì vậy mà làm bạn Ngựa của chúng ta trở nên mặc cảm về ngoại hình của mình, tự ti và chán nản. Sao lại không tự tin về chính mình chứ. Như câu nói dới đây:
“Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm được những việc lớn lao” – Samuel Johnson.
Ngựa Vằn nên có sự tự tin cho bản thân mình! Trong bài văn cũng nói ''Thầy cô không hiểu Ngựa vằn nên trách cậu ấy lười học.'' Trong cuộc sống chúng ta nên thấu hiểu và quan tâm người khác. Chúng ta nên đặt hoàn cảnh của người khác vào bản thân mình. Để cho mọi người có thể gắn bó với nhau hơn. Với việc chúng ta không nên phỉ báng người khác như câu chuyện này: ''Có một lần, tại một trường trung học, thầy Hiểu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, thầy giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ và hỏi:
- Các em có thấy đây là gì không?
Tức thì cả hội trường vang lên:
- Đó là một dáu chấm.
Thầy hiểu trưởng hỏi lại:
- Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Thầy kết luận:
- Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến từ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.''
Tờ giấy trắng trích theo '' Qùa tặng cuộc sống''
Chúng ta không nên nhìn những cái nhược điểm của người khác mà phê phán như vậy. Có thể vô tình, chúng ta đã giết người một cách gián tiếp!
Các bạn có thể thấy bài văn rất ý nghĩa. Tác giả không chỉ nói riêng sự hoàn hảo mà còn nói về sự tự ti, mặc cảm trong cuộc sống này hay sự thiếu suy nghĩ thấu đáo của giáo viên dàng cho học trò của mình. Là em, em xin hứa sẽ luôn suy nghĩ những cái ưu thế của mình mà từ đó phát huy, luôn tự tin về bản thân mình! ( tại bài văn dài quá nên mình lấy một số ý hay thôi nhé, bạn có thể lấy ý nào tuỳ bạn thích nha <33 )