nêu ý nghĩa và vai trò của asean

2 câu trả lời

Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các Hội nghị liên quan, ngày 30-7, tại Bangkok, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị Ủy ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

Tại hội nghị, các nước ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò và ý nghĩa của Hiệp ước SEANWFZ, thể hiện mong muốn và quyết tâm chung gìn giữ khu vực Đông Nam Á hoàn toàn không có các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Các nước nhất trí đẩy mạnh nỗ lực triển khai đầy đủ, hiệu quả Kế hoạch hành động tăng cường Hiệp ước SEANWFZ giai đoạn 2018-2022 trên cả 4 nội dung, gồm:

Tuân thủ các cam kết nêu trong Hiệp ước, gồm tham gia đầy đủ các văn kiện quốc tế về chống phổ biến và giải trừ vũ khí hủy diệt, hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân, sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình.

Tiếp tục tham vấn với 5 nước có vũ khí hạt nhân về việc gia nhập Nghị định thư của Hiệp ước, qua đó bảo đảm các nước này cam kết tôn trọng khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.

Tăng cường hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và các đối tác khác nhằm tranh thủ chuyên môn, kỹ thuật, đồng thời tích cực thúc đẩy vai trò, uy tín của SEANWFZ tại các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, cũng như sớm xúc tiến ký kết văn bản hợp tác giữa Mạng lưới cơ quan pháp quy về năng lượng nguyên tử của ASEAN (ASEANTOM) với IAEA vào tháng 9/2019 để chính thức hóa quan hệ giữa hai bên.

Thúc đẩy các cơ quan chuyên môn của ASEAN tham gia triển khai những nội dung phù hợp nêu trong Hiệp ước.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh vai trò quan trọng của SEANWFZ đối với việc bảo đảm khu vực hoàn toàn không có các loại vũ khí hạt nhân và hủy diệt hàng loạt.

Nhất trí với việc tiếp tục nỗ lực triển khai Kế hoạch hành động 2018-2022, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị ASEAN tập trung thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh, an toàn hạt nhân ở khu vực, trong đó chú trọng nâng cao khả năng ngăn ngừa và sẵn sàng ứng phó với sự cố phóng xạ, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách về năng lượng nguyên tử và về cứu trợ, ứng phó thiên tai, sự cố.

Đồng thời, ASEAN cần tiếp tục đề cao vai trò và đóng góp của SEANWFZ vào nỗ lực chung của quốc tế trong chống phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Về Nghị định thư của Hiệp ước SEANWFZ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị ASEAN nỗ lực hơn nữa, có các giải pháp sáng tạo để tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho 5 nước có vũ khí hạt nhân ký Nghị định thư của Hiệp ước SEANWFZ.

Tối 30-7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dự ăn tối làm việc của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.

Mục tiêu:

Qua tuyên bố Băng Cốc(1967) là phát triển kinh tế,văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần hòa bình và ổn định khu vực.

Nguyên tắc:

Tháng 2/1976,các nước ASEAN kí hiệp ước thân thiện tại Bali(In-đô-nê-xi-a)thông qua nguyên tắc hoạt động:

-Cùng nhau tôn trọng chủ quyền ,toàn vẹn lãnh thổ.

-Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

-Giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa binh.

-Hợp tác phát triển có kết quả.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm