nêu những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay?hãy liên hệ với chính sách đối ngoại của mĩ ở việ nam trong gai đoạn này giúp tớ ạ
2 câu trả lời
Chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
* Thực hiện "Chiến lược toàn cầu" (bắt đầu từ đời Tổng thống Truman):
- Mục tiêu:
+ Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới.
- Biện pháp: Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước (tiêu biểu là kế hoạch Macsan); lập ra các khối quân sự; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược,...
- Hệ quả:
+ Gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
* Thiết lập trật tự thế giới đơn cực:
Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật... Giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.
@_tranluonghaan6789
* Thực hiện "Chiến lược toàn cầu" (bắt đầu từ đời Tổng thống Truman):
- Mục tiêu:
+ Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới.
- Biện pháp: Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước (tiêu biểu là kế hoạch Macsan); lập ra các khối quân sự; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược,...
Với vị thế nước lớn, tư tưởng bá chủ, lãnh đạo thế giới, Mỹ thực hiện chiến lược an ninh, quân sự, kinh tế,... mang tính toàn cầu, quan hệ với nhiều nước, nên đặc biệt quan tâm đến đối ngoại và tiềm lực đối ngoại. Mỹ cho rằng: “Sức mạnh của một quốc gia - dân tộc tuyệt nhiên không chỉ cốt ở lực lượng vũ trang, mà còn cốt ở các nguồn lực kinh tế, kỹ thuật; ở tài khéo léo, nhìn xa thấy trước và ở tính quyết tâm của chính sách ngoại giao”1. Thực tiễn hoạt động đối ngoại của Mỹ phần lớn đều gắn với hoạt động quân sự, chiến tranh, nhằm đạt mục tiêu chính trị, kinh tế. Mỹ quan niệm, Chiến tranh thế giới thứ hai là trường hợp của “ngoại giao bằng các phương tiện khác” và cho rằng: “Chiến tranh không chỉ đơn giản là để đánh bại kẻ thù mà để tạo ra nền tảng địa chính trị cho trật tự thế giới sau chiến tranh do họ xây dựng và lãnh đạo”2.
Để phục vụ hoạt động đối ngoại, ngoại giao, trước hết, Mỹ tập trung chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng, hoạch định, thực thi các chiến lược, kế hoạch ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân, học thuyết quân sự,... gắn với các nhiệm kỳ tổng thống. Điển hình, như: Học thuyết Truman, Kế hoạch Marshall nhằm thực hiện Chiến lược “ngăn chặn” Liên Xô và các nước Đông Âu thời kỳ Chiến tranh Lạnh; Học thuyết Eisenhower nhằm tăng cường vai trò của Washington ở Trung Đông và các học thuyết domino, Kennedy,… nhằm đánh đổ các “quân bài Cộng sản chủ nghĩa”, đẩy nhanh Chiến lược “ngăn chặn”, v.v. Cùng với đó, Mỹ thực hiện nhiều chính sách, phương thức ngoại giao, trong đó có ngoại giao “đô la”, ngoại giao “pháo hạm”, nhằm ràng buộc, điều chỉnh quan hệ, răn đe đối phương bằng sức mạnh kinh tế, quân sự; linh hoạt điều chỉnh các chiến lược, chính sách đối ngoại. Trong thời Chiến tranh Lạnh, nước này chuyển từ Chiến lược “ngăn chặn” sang “vượt trên ngăn chặn” nhằm xây dựng “trật tự thế giới mới” - trật tự đơn cực do Mỹ lãnh đạo; tăng cường “diễn biến hòa bình” chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, chia sẻ trách nhiệm với đồng minh, ngăn chặn đối thủ tiềm tàng đe dọa vị trí bá chủ của Mỹ.
Để hiện thực hóa mục tiêu đối ngoại đề ra, Mỹ tập trung xây dựng, phát triển cơ quan đối ngoại nhằm tổng kết, phân tích thông tin, tình hình quốc tế, tham mưu cho chính phủ về chính sách đối ngoại; quan hệ, thiết lập quản lý hoạt động các đại sứ quán, lãnh sự quán ở nước ngoài, liên hệ với cơ quan ngoại giao các nước; thực hiện chương trình huấn luyện quân sự ngoại quốc, v.v. Cùng với đó, Mỹ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng lực lượng làm công tác đối ngoại, tập hợp, sử dụng các nhà ngoại giao giỏi, linh hoạt, sắc bén, như: George Marshall, Wiliam L. Clayton, George F. Kennan,... vào quá trình tham mưu, chỉ đạo, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đối ngoại quốc gia. Cơ quan đối ngoại và các nhà ngoại giao là lực lượng đắc lực, nòng cốt tham mưu cho các thế hệ Tổng thống Mỹ xây dựng, hoạch định và thực thi các chính sách đối ngoại. Ngoài ra, Mỹ đặc biệt quan tâm bảo đảm tài chính, vật chất phục vụ hoạt động đối ngoại thông qua viện trợ kinh tế, vũ khí, trang bị, phương tiện quân sự,... cho các nước đồng minh, tạo sức mạnh “mềm” răn đe, khống chế, đè bẹp đối phương, khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới.