Nêu những điểm khác nhau của phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1930-1939 và với những năm 1919-1930. Ý nghĩa của sự khác nhau đó Các bạn giúp mình với. Mình đang cần gấp ạ

2 câu trả lời

Giống nhau

* Quy mô

     Cả hai phong trào đều có quy mô rộng khắp, lan rộng từ Bắc tới Nam, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.

* Lực luợng lãnh đạo

    Sau năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả hai phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.

* Ý nghĩa

     Cả hai phong trào đều gây nên tiếng vang lớn đối với thực dân Pháp.

     Đều được coi là hai cuộc diễn tập để chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945.

Khác nhau

*Hoàn cảnh lịch sử đưa đến phong trào

 Do hai phong trào nổ ra vào hai thời kì khác nhau nên hoàn cảnh lịch sử đưa đến hai phong trào có nhiều nét riêng. Cụ thể:

* Cao trào 1930-1931:

-Chính sách áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp, thêm vào đó gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động mạnh và sâu sắc tới tình hình kinh tế- xã hội của nước ta, làm cho đời sống của mọi tầng lớp nhân dân lao động cực khổ, mâu thuẩn xã hội gay gắt.

- Trong những năm cuối thập kỉ 20 của thế kỉ XX, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia. Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo thất bại. Chính quyền thực dân đã tiến hành chính sách khủng bố trắng- chính sách khủng bố dã man những người yêu nước Việt Nam. Điều đó càng làm tăng thêm những mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội.

- Giữa lúc đó, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công nông rộng khắp trên cả nước.

* Phong trào dân chủ 1936, 1939:

-Tình hình thế giới tác động tới Việt Nam

Trong những năm 1936-1939, tình hình thế giới có nhiều sự kiện tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng Việt Nam

   Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã khoét sâu những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc; giai cấp tư sản một số nước đã phát xít hóa bộ máy thống trị (Đức, Ý, Nhật Bản) những phần tử phát xít ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

  Tháng 7 năm 1935, đại hội lần thứ 7 Quốc tế cộng sản họp tại Matxcova (Liên Xô) đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng như: xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít-bộ phận phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc; nhiệm vụ trước mắt của nhân dân thế giới là chống lại chủ nghĩa phát xít nhằm mục tiêu giành độc lập, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

  Tháng 6 năm 1936, mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ ở thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

-Ở trong nước

Sau một thời gian đấu tranh phục hồi tổ chức (1932-1935), đầu 1935,  lực lượng cách mạng trong nước đã phục hồi; lúc này, ở Việt Nam nhiều đảng phái chính trị đang hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương vững vàng.

Đời sống của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân lao động vẫn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, họ hang hái tham gia phong trào đấu tranh đòi cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

*Chủ trương đấu tranh của Đảng

    Phong trào 1930-1931: Chủ trương đấu tranh của Đảng trong thời kì này cũng đồng thời là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến. Hai nhiệm vụ chiến lược là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau. Vì vậy. để thực hiện chủ trương này, các cuộc đấu tranh thời kì này nổ ra với những khẩu hiệu như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến! “Thả tù chính trị”, “Bỏ sưu thuế, chia ruộng đất”…

Phong trào 1936-1939:

Ban chấp hành trung ương xác định cách mạng ở Đông dương vẫn là “cách mạng tư sản dân quyền- phản đế và điền địa-lập chính quyền công nông bằng hình thức Xô viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Song xét rằng cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng phải nắm lấy những yêu cầu này để phát động quần chúng đấu tranh, tạo điều kiện cho cách mạng tiến lên một bước cao hơn sau này.

  Sự giống nhau

a, Quy mô

     Cả hai phong trào đều có quy mô rộng khắp, lan rộng từ Bắc tới Nam, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.

b, Lực luợng lãnh đạo

    Sau năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả hai phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.

c, Ý nghĩa

     Cả hai phong trào đều gây nên tiếng vang lớn đối với thực dân Pháp.

     Đều được coi là hai cuộc diễn tập để chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945.

2.Sự khác nhau

  1. Hoàn cảnh lịch sử đưa đến phong trào

 Do hai phong trào nổ ra vào hai thời kì khác nhau nên hoàn cảnh lịch sử đưa đến hai phong trào có nhiều nét riêng. Cụ thể:

* Cao trào 1930-1931:

-Chính sách áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp, thêm vào đó gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động mạnh và sâu sắc tới tình hình kinh tế- xã hội của nước ta, làm cho đời sống của mọi tầng lớp nhân dân lao động cực khổ, mâu thuẩn xã hội gay gắt.

- Trong những năm cuối thập kỉ 20 của thế kỉ XX, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia. Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo thất bại. Chính quyền thực dân đã tiến hành chính sách khủng bố trắng- chính sách khủng bố dã man những người yêu nước Việt Nam. Điều đó càng làm tăng thêm những mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội.

- Giữa lúc đó, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công nông rộng khắp trên cả nước.

* Phong trào dân chủ 1936, 1939:

-Tình hình thế giới tác động tới Việt Nam

Trong những năm 1936-1939, tình hình thế giới có nhiều sự kiện tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng Việt Nam

   Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã khoét sâu những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc; giai cấp tư sản một số nước đã phát xít hóa bộ máy thống trị (Đức, Ý, Nhật Bản) những phần tử phát xít ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

  Tháng 7 năm 1935, đại hội lần thứ 7 Quốc tế cộng sản họp tại Matxcova (Liên Xô) đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng như: xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít-bộ phận phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc; nhiệm vụ trước mắt của nhân dân thế giới là chống lại chủ nghĩa phát xít nhằm mục tiêu giành độc lập, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

  Tháng 6 năm 1936, mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ ở thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

-Ở trong nước

Sau một thời gian đấu tranh phục hồi tổ chức (1932-1935), đầu 1935,  lực lượng cách mạng trong nước đã phục hồi; lúc này, ở Việt Nam nhiều đảng phái chính trị đang hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương vững vàng.

Đời sống của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân lao động vẫn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, họ hang hái tham gia phong trào đấu tranh đòi cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

b, Chủ trương đấu tranh của Đảng

    Phong trào 1930-1931: Chủ trương đấu tranh của Đảng trong thời kì này cũng đồng thời là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến. Hai nhiệm vụ chiến lược là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau. Vì vậy. để thực hiện chủ trương này, các cuộc đấu tranh thời kì này nổ ra với những khẩu hiệu như: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến! “Thả tù chính trị”, “Bỏ sưu thuế, chia ruộng đất”…

Phong trào 1936-1939:

Ban chấp hành trung ương xác định cách mạng ở Đông dương vẫn là “cách mạng tư sản dân quyền- phản đế và điền địa-lập chính quyền công nông bằng hình thức Xô viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Song xét rằng cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng phải nắm lấy những yêu cầu này để phát động quần chúng đấu tranh, tạo điều kiện cho cách mạng tiến lên một bước cao hơn sau này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước