Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, đặc điểm chung, và vai trò của các lớp mà em đã học Bám theo sgk là chủ yếu nhé Em đang cần gấp lắm ạ Giúp em với mn ơi

2 câu trả lời

Lớp Cá

*Cấu tạo ngoài:

Cá chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bơi lặn ở nước

-Thân cá chép thuôn dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân

-Mắt không có mi

-Thân phủ vảy xương, vảy xếp hình ngói lợp

-Vảy có những tia vây được căng bởi các lớp da mỏng làm nhiệm vụ giúp cá di chuyển

-Bên ngoài có cơ quan đường bên chảy dọc thân giúp cá cảm giác áp lực, tốc độ dòng chảy của nước và các vật cản trên đường đi

*Đặc điểm chung:

-Tuy cá có độ đa dạng cao và phong phú về tập tính cũng như môi trường sống. Nhưng giữa chúng vẫn có một số đặc điểm giống nhau

+Là ĐVCXS thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước

+Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang

+Tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

+Thụ tinh ngoài, đẻ trứng

+Là động vật biến nhiệt

*Vai trò của lớp Cá:

-Cá là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người

-Một số nội quan của cá còn có giá trị về mặt dược phẩm (dầu gan cá nhám, nội quan cá nóc,....)

-Ngoài ra, cá còn góp phần tích cực vào việc diệt bọ gậy, bọ hại lúa....

Vì cá đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, cho nên chúng ta cần phải ra sức bảo vệ nguồn lợi quan trọng đó. Việc khai thác cá phải đi đôi với bảo vệ; tránh các hành vi khai thác theo kiểu "giết nhầm còn hơn bỏ sót" như: dùng mìn, dùng kích điện, dùng chất độc....

Lớp Lưỡng Cư

*Cấu tạo ngoài:

-Ếch đồng có đặc điểm cấu tạo ngoài vừa thích nghi với đời sống ở nước vừa thích nghi với đời sống ở cạn

+Đầu hẹp, nhịn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước→làm giảm sức cản của nước khi bơi

+Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí→giúp ếch hô hấp trong nước

+Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón→tạo thành chân bơi để đẩy nước

+Mắt và lỗ mũi ở vị trí trên đầu→giúp ếch quan sát dễ dàng khi ở dưới nước (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa dể ngửi vừa để thở)

+Mắt có mi giữ nước do tuyến lệ tuyết ra→bảo vệ mắt, giữ mắt không bị khô

+Tai có màng nhĩ→giúp ếch nhận biết âm thành trên cạn

+Chi có 5 ngón, các ngón chia thành các đốt linh hoạt→thuận lợi cho việc di chuyển

*Đặc điểm chung:

-Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn

-Hô hấp bằng da và phổi

-Tim 3 ngăn, 2 vòng tuân hoàn, máu pha đi nuôi cơ thể

-Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái

-Là động vật biến nhiệt

*Vai trò:

Có lợi.

-Làm thức ăn cho người

-Làm thuốc chữa bệnh

-Diệt sâu bọ có hại

-Làm vật thí nghiệm

Có hại.

-Một số lưỡng cư truyền bệnh cho người

-Một số gây độc

Lớp Bò Sát

*Cấu tạo ngoài:

-Cấu tạo ngoài của thằn lằn bòng đuổi dài thể hiện sự thích nghi với đời sống ở cạn.

+Da khô có vảy sừng bao bọc→ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

+Cổ dài→đầu linh hoạt, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

+Mắt có mi cử động và tuyến lệ→bảo vệ mắt không bị khô

+Màng nhĩ nằm trong hóc tai→màng nhĩ được bảo vệ tốt

+Đuôi và thân dài→tạo động lực cho sự di chuyển trên cạn

+Chân ngăn có vuốt sắc→tham gia di chuyển trên cạn

*Đặc điểm chung

-Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn

+Da khô, có vảy sừng

+Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai

+Chi yếu có vuốt sắc

+Phổi có nhiều vách ngăn

+Tim 3 ngăn, có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu)

+Máu đi nuôi cơ thể là máu pha

+Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong

+Trứng có vỏ bao bọc và giàu noãn hoàng

+Là động vật biến nhiệt

*Vai trò của bò sát:

Có lợi

+Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ, diệt chuột....

+Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa....

+Làm dược phẩm: rắn, trăn...

+Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu....

Có hại

+Có một số loài bò sát gây độc cho con người (rắn độc)

Lớp Chim

*Cấu tạo ngoài:

-Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay lượn:

+Thân hình thoi, da khô phủ đầy lông vũ

+Chi trước biến đổi thành cánh chim

+Chi sau gồm 3 ngón trước và 1 ngón sau, có vuốt

+Lông tơ: có các sợi lông mọc thành chùm lông xốp

+Lông ống: có các sợi lông mọc thành chùm phiến mỏng

+Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng

+Cổ dài, khớp đầu với thân

*Đặc điểm chung:

-Lớp chim rất đa dạng về loài, phong phú về môi trường sống và tập tính. Những giữa các loài thuộc lớp chim vẫn có những đặc điểm chung sau:

+Mình có lông vũ bao phủ

+Chi trước biến đổi thành cánh chim

+Có mỏ sừng

+Tim 4 ngăn, máu đổ tươi đi nuôi cơ thể

+Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở nhờ thân nhiệt của bố mẹ

+Là động vật hằng nhiệt

*Vai trò của chim:

Lợi ích

+Có lợi cho nghành nông nghiệp: chim ăn sâu bọ có hại và động vật gặm nhấm (chuột)

+Cung cấp thực phẩm cho con người

+Lông chim dùng làm chăn, đệm, áo...

+Làm cảnh

+Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch

+Giúp phát tán cây rừng....

Có hại

+Ăn hạt, quả, cá....

+Là động vật truyền bệnh. VD: dịch cúm gia cầm

Lớp Thú

*Cấu tạo ngoài:

-Thỏ không có khả năng tự vệ chống lại kẻ thù, nên có câu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính chạy trốn kẻ thù

+Bộ lông dày, xốp→có tác dụng giữ nhiệt, giúp thỏ ẩn trốn kẻ thù trong bụi rậm

+Chi trước ngắn→giúp thỏ đào hang dễ dàng

+Chi sau khỏe→bật nhảy xa, chạy trốn khi kẻ thù ăn đuổi

+Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén: giúp thỏ tìm được thức ăn, thăm dò môi trường, phát hiện kẻ thù

+Tai tính, vành tai lớn, dài, cử động được theo các phía: giúp thỏ định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù

+Mắt có mi cử động được: giữ mắt không bị khô và bảo vệ mắt khi lẩn trốn trong bụi rậm

*Đặc điểm chung:

+Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất

+Đẻ con có nhau thai và nuôi con bằng sữa mẹ

+Có lông mao bao phủ cơ thể

+Bộ răng phân hóa thành 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm

+Tim có 4 ngăn hoàn chỉnh

+ 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

+Bộ não phát triển

+Hô hấp hoàn toàn bằng phổi

+Là động vật hằng nhiệt

*Vai trò của lớp Thú

+Cung cấp thực phẩm

+Cung cấp sức kéo

+Dược liệu

+Nguyện liệu công nghiệp

+Tiêu diệt gặm nhấm có hại

+Bảo vệ-an ninh

+Làm vật thí nghiệm

+Vui chơi giải trí.....

Nghành chân khớp

Lớp giáp xác

*Cấu tạo ngoài:

-Vỏ cơ thể

+Vỏ tôm cấu tạo bằng kitin ngấm canxi nên cứng cáp

+Có tác dụng bảo vệ cơ thể và là chỗ bám hệ cơ

+Có sắc tố giúp màu sắc giống màu của môi trường

+Được thay đổi nhiều lần trong quá trình phát triển cơ thể (lột xác)

-Các phần phụ có chức năng: cơ thể tôm sông gồm phần đầu-ngực và phần bụng

+Mắt kép và 2 đôi râu: có vai trò định hướng phát hiện mồi

+Chân hàm: là nhiệm vụ giữ và xử lí mồi

+Chân ngực: tham gia vào việc di chuyển (bò) và bắt mồi

-Phần bụng gồm có:

+Chân bụng: làm nhiệm vụ bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái)

+Tấm lái: có vai trò làm bánh lái, giúp tôm nhảy

*Vai trò: 

Lợi ích

+Là nguồn cung cấp thực phẩm (tôm, cua, ghẹ,...)

+Là nguồn lợi xuất khẩu (tôm hùm, tôm sud, cua.....)

+Là nguồn thức ăn của cá (rận nước, chân kiếm.....)

+Làm đồ trang trí (tôm hùm)

+Chế biến các loại thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô, mắm.....

Tác hại

+Có hại cho giao thông đường thủy (sun)

+Có hại cho nghề cá (chân kiếm kí sinh)

+Truyền bệnh giun sán (một số loài tôm nước ngọt có khả năng truyền bệnh giun sán)

Lớp Hình Nhện

*Cấu tạo ngoài:

-Phần đầu-ngực gồm có:

+Đôi kìm có tuyến độc→làm nhiệm vụ bắt mồi và tự vệ

+Đôi chân xúc giác phủ đầy lông→có vai trò cảm giác về khứu giác và xúc giác

+4 đôi chân bò→làm nhiệm vụ di chuyển, chăng lưới

-Phần bụng:

+Đôi khe thở→làm nhiệm vụ hô hấp

+Một lỗ sinh dục→làm nhiệm vụ sinh sản

+Các núm tuyến tơ→sinh ra tơ nhện

*Vai trò của lớp hình nhện:

Lợi ích

+Được khai thác để làm thuốc chữa bệnh: bò cạp rừng

+Tiêu diệt sâu bọ có hại: nhện chăng lưới bắt côn trùng

+Làm đồ trang trí: bọ cạp

Tác hại

+Gây bệnh cho người và động vật: cái ghẻ, ve bét

+Làm mất mĩ quan nhà cửa: tơ nhện

Lớp sâu bọ

*Cấu tạo ngoài:

Cơ thể chia thành 3 phần:

-Phần đầu gồm cơ quan

+Một đôi râu

+Cơ quan thị giác có mắt kép, mắt đơn

+Cơ quan miệng kiểu nghiền (môi trên, môi dưới, hàm dưới, hàm trên, tua hàm, tua môi)

-Phần ngực: gồm ba đôi chân và 2 đôi cánh

-Phần bụng: gồm nhiều đốt, mỗi đốt có 1 lỗ thở

Vai trò:

lợi ích

+Làm thuốc chữa bệnh (ong mật)

+Làm thực phẩm (tằm)

+Thụ phấn cho cây trồng (ong mật, ong bầu)

+Làm thức ăn cho động vật khác (tằm)

+Diệt các sâu bọ có hai (ong mắt đỏ)

Tác hại

+Là động vật trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi)

+Có hại cho cây trồng (châu chấu, sâu ăn lá cây)

Đặc điểm chung của nghành chân khớp

-Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ thể

-Phần phụ phân đốt, các đốt khớp với nhau

-Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với lột xác

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể  loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Sinh học bao hàm nhiều ngành học khác nhau được xây dựng dựa trên những nguyên lý riêng. Có 4 nguyên lý tạo thành nền tảng cho sinh học hiện đại: lý thuyết tế bào, tiến hóa, di truyền  cân bằng nội môi (homeostasis )[1]. Các môn học này có mối quan hệ qua lại với nhau, giúp ta hiểu về sự sống với các mức độ, phạm vi khác nhau.

Sự ra đời của sinh học bắt đầu từ thế kỉ 19, khi các nhà khoa học tìm thấy được các đặc điểm chung cơ bản giữa các loài. Ngày nay, sinh học trở thành một môn học chuẩn và bắt buộc tại các trường học và Đại học trên khắp thế giới. Rất nhiều bài báo được công bố hằng năm ở trên khắp các tạp chí chuyên ngành về y và sinh.[2]

Việc phân loại các ngành con của sinh học rất đa dạng. Ban đầu, chúng được phân loại theo chủng loại các cá thể làm đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: thực vật học, nghiên cứu về cây; động vật học, nghiên cứu về động vật; và vi sinh học, nghiên cứu về các vi sinh vật. Tiếp đến, chúng lại được chia nhỏ dựa trên quy mô của các cá thể và phương pháp nghiên cứu chúng: hóa sinh nghiên cứu về hóa cơ bản của sự sống; sinh học phân tử nghiên cứu các tương tác phức tạp giữa các hệ thống của các phân tử sinh học; sinh học tế bào tìm hiểu các cấu trúc cơ bản tạo thành mọi sự sống. Như vậy, sự sống ở mức độ nguyên tử  phân tử được nghiên cứu thông qua sinh học phân tử, hóa sinh  di truyền phân tử. Ở mức độ tế bào, nó được hiểu biết thông qua sinh học tế bào và mức độ đa bào thì thông qua sinh lý học, giải phẫu học  mô học. Sinh học phát triển nghiên cứu sự sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau hoặc phát triển cá thể (ontogeny) của sinh vật.

Với mức độ lớn hơn, di truyền học quan tâm đến tính di truyền giữa cha mẹ và con cái. Phong tục học (ethology) nghiên cứu nhóm hành vi của một tập hợp cá thể. Di truyền học quần thể (population genetics) xem xét toàn bộ quần thể  hệ thống học quan tâm đến sự tiến hóa của nhiều loài thuộc các nhánh tiến hóa (lineage). Mối quan hệ qua lại giữa các quần thể với nhau và với ổ sinh thái của chúng là đối tượng của sinh thái học  sinh học tiến hóa. Một lĩnh vực tương đối mới là sinh học vũ trụ (astrobiology hoặc xenobiology) nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
8 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước