Nêu cấu tạo của thằn lằn bóng đui dài

2 câu trả lời

* Cấu tạo ngoài:

          - Da khô, có vảy sừng → tránh mất nước.

          - Cổ dài → tăng khả năng quan sát.

          - Mắt có mi cử động và có tuyến lệ → tránh khô mắt.

          - Chân có vuốt sắc → để bám vào nền khi di chuyển.

          - Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai → bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

          - Thân dài, đuôi rất dài → định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

⇒ Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

* Cấu tạo trong:

          - Tiêu hóa: 

                  + Ống tiêu hóa đã phân hóa rõ hơn.

                  + Gồm có thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, lỗ huyệt, gan, mật và tụy.

                  + Ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thu lại nước.

          - Tuần hoàn:

                  + Gồm tĩnh mạch chủ dưới, tim, động mạch chủ.

                  + Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt (tạm thời ngăn tâm thất thành 2 nửa) máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn.

          - Hô hấp:

                  + Gồm khí quản và phổi.

                  + Thằn lằn sống hoàn toàn trên cạn nên cơ quan hô hấp duy nhất là phổi.

                  + Phổi có cấu tạo phức tạp hơn so với ếch: phổi có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.

                  + Sự thông khí ở phổi nhờ vào sự co dãn của các cơ liên sườn.

          - Bài tiết:

                  + Thằn lằn có thận sau tiến bộ hơn so với ếch: có khả năng hấp thu lại nước, nước tiểu đặc.

                                                                    ________Hết_______ 

Cấu tạo của thằn lằn bóng đuôi dài:

+ Da khô có vảy sừng bao bọc

+ Có cổ dài

+ Mắt có mi cử động, có nước mắt

+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

+ Thân dài, đuôi rất dài

+ Bàn chân 5 ngón có vuốt