Viết đoạn văn chứng minh: 'nói dối có hại với con người'?

1 câu trả lời

Đề: Viết đoạn văn chứng minh: "Nói dối có hại với con người."

Bài làm:

   Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có ít nhất một lần nói dối. Có thể việc nói dối ấy nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân, hay thậm chí là đảm bảo cho quyền lợi của người khác. Thế nhưng, nói dối vẫn đem đến rất nhiều tác hại đối với con người chúng ta. Nói dối là hành vi thể hiện bằng ngôn từ, mà thông tin truyền đạt bị sai lệch đi so với thông tin thật sự. Nói dối mang lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, trước hết là hủy hoại bản chất của con người. Có một mẩu chuyện thế này, một cậu con trai trốn học đánh bài đến trầy cả đầu gối, nói dối với bố rằng mình đến trường và làm rách quần. Bố đánh cậu trai đó cho đến khi cậu nói ra sự thật. Ba ngày sau, ông gọi con trai lại và hỏi cậu rằng có biết lí do vì sao mình bị đánh không. Cậu trai kể ra: trốn học, đánh bài, không nghe lời,...nhưng tất cả đều sai. Bố cậu trai lắc đầu và bảo, "Bố đánh con là vì con đã dám lừa dối mọi người trong làng, dám lừa dối bố. Nói dối là một cây cỏ dại trong con người. Nếu con không kịp thời nhổ nó đi, nó sẽ mọc dày đến mức không còn chỗ cho hạt giống tốt lành. Trên đời này không có gì tệ hại hơn sự dối trá." Quả thật đúng là như vậy, nói dối không những hủy hoại đi bản tính lương thiện của con người, nó còn gieo rắc và để lại ấn tượng xấu trong lòng của người khác về chúng ta. Cậu bé trong câu chuyện trên chắc hẳn đã học được một bài học nhớ đời, thế nhưng ấn tượng của mọi người trong làng về cậu bé ấy chưa hẳn là tốt, vì mỗi lời nói dối dù vô thường đến đâu đi chăng nữa, cũng là một thứ bịp bịm, dối trá và rất khó để xóa sạch. Vì vậy, ta cần tập thói quen nghiêm chỉnh và rèn luyện đức tính trung thực. Bởi trên đời này, "không có gì tệ hại hơn sự dối trá", và như Bác Hồ cũng đã dạy chúng ta, "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm."

Câu hỏi trong lớp Xem thêm